Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2

    roto lồng sóc: dòng điện cảm ứng trong roto chỉ có nhiệm vụ tạo ra từ trường quay thôi hay sao?


  2. #2
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    8
    Trích dẫn Gửi bởi thanhphat-bk
    Chào các bạn!
    Cho mình hỏi một chút về động cơ roto lồng sóc : dòng điện cảm ứng trong roto , tức là dòng chạy trong lồng sóc, nó chỉ có nhiệm vụ tạo ra từ trường quay cho roto thôi hay sao ?
    Bạn đóan chỉ gần đúng.
    Từ trường quay trong động cơ thường được tạo ra bởi dây quấn stato. Dòng điện cảm ứng trong rotor cũng tạo ra từ trường, nhưng là từ trường đập mạch. Còn sự quay của roto thì chắc bạn đã nắm rồi.

    Có một loại động cơ rất đặc biệt trong ngành in sử dụng từ trường quay cho roto dây quấn (Roto pha) gọi là động cơ Shraghe-Richte, thị trường gọi là động cơ AS. Trong động cơ này, roto làm nhiệm vụ phần cảm. Quấn chung trên roto còn có một bộ dây thứ hai nối với một vành góp. Điện áp ba pha từ dây quấn thứ nhất cảm ứng sang bộ dây thứ hai. Vành góp làm nhiệm vụ của một bộ converter cấp dòng có tần số thay đổi cho stato (Thông qua một hệ thống chổi than kép) thực hiện nhiệm vụ của phần ứng. Nhờ vào sự thay đổi tương đối về tần số giữa roto và stato, mà người ta điều chỉnh được tốc độ động cơ mà không cần thông qua một thiết bị ngoại vi nào!!!![IMG]images/smilies/khi505.gif[/IMG]

    Muốn tìm hiểu thêm về động cơ này, bạn phải tìm được quyển Electrical Machines, bản tiếng Anh chưa dịch sang tiếng Việt. Vì khi dịch người ta tự dưng bỏ mất phần này.
    Thân ái!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Từ trường trong lồng sóc cũng là từ trường quay. Tuy nhiên do không điều chỉnh được tần số của nó, nên không điều chỉnh được tốc độ quay của động cơ thôi.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Vậy tức là dòng điện này sẽ chỉ chạy quẩn trong vòng ngắn mạch và chuyển hóa hoàn toàn thành từ trường ???

  5. #5
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Một phần lớn thành từ trường, một số còn lại thành tổn hao từ trễ, tổn hao nhiệt trên điện trở thanh dẫn pác à.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    158
    Cảm ơn các bạn !

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Trích dẫn Gửi bởi cô Nhóc
    Từ trường trong lồng sóc cũng là từ trường quay. Tuy nhiên do không điều chỉnh được tần số của nó, nên không điều chỉnh được tốc độ quay của động cơ thôi.
    Chào cô Nhóc!
    Nhóc nói thì cũng đúng thôi! Giống như một roto nếu được làm bằng nam châm vĩnh cữu (Permanent-Magne) và bị kéo quay tròn thì đương nhiên là tạo được từ trường quay! Nhưng không ai kéo cho quay thì chỉ là từ trường tĩnh vậy.
    Khi từ trường quay quét lên một roto lồng sóc (Squirel-Cage rotor), thì từ quét tới đâu, cảm ứng tới đó. Dòng cảm ứng sinh ra một từ trường thứ cấp chống lại từ trường quay này, nên rotor quay theo.[IMG]images/smilies/khi505.gif[/IMG]

    Mà nói tới nói lui một hồi thì túm lại: miễn sao roto quay được, động cơ không nóng là mát (Cool chứ không phải mad) ruột rùi. Còn cái từ trường roto, cho nó qua một bên cô Nhóc nhỉ?[IMG]images/smilies/yoyo70.gif[/IMG]

    Thấy cô Nhóc tham gia diễn đàn nhiều, bên bkeps cũng thấy, vậy có câu hỏi vui thôi nha: "Theo bạn thì từ trường quay có thể làm phần cảm - Exciter- trong một máy phát điện hay không? Giải thích. Ví dụ cụ thể". Nếu được thì Nhóc tạo chủ đề mới giùm mình nhé!

    Thân ái!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Trích dẫn Gửi bởi nguyenbachco
    Chào cô Nhóc!
    Nhóc nói thì cũng đúng thôi! Giống như một roto nếu được làm bằng nam châm vĩnh cữu (Permanent-Magne) và bị kéo quay tròn thì đương nhiên là tạo được từ trường quay! Nhưng không ai kéo cho quay thì chỉ là từ trường tĩnh vậy.
    Khi từ trường quay quét lên một roto lồng sóc (Squirel-Cage rotor), thì từ quét tới đâu, cảm ứng tới đó. Dòng cảm ứng sinh ra một từ trường thứ cấp chống lại từ trường quay này, nên rotor quay theo.[IMG]images/smilies/khi505.gif[/IMG]

    Mà nói tới nói lui một hồi thì túm lại: miễn sao roto quay được, động cơ không nóng là mát (Cool chứ không phải mad) ruột rùi. Còn cái từ trường roto, cho nó qua một bên cô Nhóc nhỉ?[IMG]images/smilies/yoyo70.gif[/IMG]

    Thấy cô Nhóc tham gia diễn đàn nhiều, bên bkeps cũng thấy, vậy có câu hỏi vui thôi nha: "Theo bạn thì từ trường quay có thể làm phần cảm - Exciter- trong một máy phát điện hay không? Giải thích. Ví dụ cụ thể". Nếu được thì Nhóc tạo chủ đề mới giùm mình nhé!

    Thân ái!
    Xin bổ sung thêm cho câu hỏi vui: Phần cảm theo câu hỏi là stator nha!

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    6
    Dạ được chứ anh.

    Nhóc đã thấy máy phát có máy kích thích đầu trục AC và rotor cũng AC 3 pha rồi. Không có diode quay nhưng cũng không có chổi than. Nó lợi dụng sự khác nhau về số đôi cực trên cùng trục để tao ra từ trường quay khác tốc độ. Và dùng tần số khác 50 đó để kích từ.

    Ngoài ra một số máy phát điện gió, dùng động cơ 3 pha rotor dây quấn làm máy phát. Kích từ được cung cấp từ 1 biến tần. Bộ biến tần này sẽ tùy tốc độ của rotor mà điều chỉnh tần số đưa vào rotor sao cho tần số ra luôn = 50Hz, dù tốc độ rotor thay đổi.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    4
    " Cô Nhóc" là boy hay girl mà hiểu biết nhiều kinh ri !? Ko cần biết...giới tính, tôi cho "cô nhóc" 10đ .

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 04:43 PM.