Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    4

    Đổi nối chế độ làm việc có tiết kiệm điện năng?

    mình có một động cơ có các thông số như sau:
    Công suất: 15 Kw Đấu: /Y Điện áp: 380/660 V
    Dòng điện: 30/17.3 A Cos φ : 0,87

    Mạng điện sử dụng là 380 v
    hiện tại động cơ đang làm việc ở chế độ đấu tam giác. và do động cơ này làm việc với tải không liên tục chính vi thế mà có một ý tưởng như sau:
    Chuyển đổi chế độ làm việc bình thường của động cơ đang là đấu tam giác sang chế độ đấu sao. như vậy sẽ làm giảm dòng điện trong quá trình làm việc. mình muốn hỏi phương pháp làm như trên có tiết kiệm được điện năng không?và khi đó công suất tiêu thụ điện có thay đổi không? mọi người có thể phân tích các giá trị về dòng điện và điện áp trong 2 trường hợp để mình so sánh không?
    Rất mong mọi người tham gia thảo luận để giúp mình vấn đề trên.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Trích dẫn Gửi bởi trangkin
    mình có một động cơ có các thông số như sau:
    Công suất: 15 Kw Đấu: /Y Điện áp: 380/660 V
    Dòng điện: 30/17.3 A Cos φ : 0,87

    Mạng điện sử dụng là 380 v
    hiện tại động cơ đang làm việc ở chế độ đấu tam giác. và do động cơ này làm việc với tải không liên tục chính vi thế mà có một ý tưởng như sau:
    Chuyển đổi chế độ làm việc bình thường của động cơ đang là đấu tam giác sang chế độ đấu sao. như vậy sẽ làm giảm dòng điện trong quá trình làm việc. mình muốn hỏi phương pháp làm như trên có tiết kiệm được điện năng không?và khi đó công suất tiêu thụ điện có thay đổi không? mọi người có thể phân tích các giá trị về dòng điện và điện áp trong 2 trường hợp để mình so sánh không?
    Rất mong mọi người tham gia thảo luận để giúp mình vấn đề trên.
    bác đấu đi d/c không chay đâu.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    thực ra ý tưởng này đã được mình thực hiện rồi. khi chuyển sang đấu sao thì dòng điện khi làm việc giảm xuống nhiều .
    bình thường động cơ làm việc ở chế độ đấu tam giác thì dòng điện khoảng 15A
    khi chuyển sang làm việc ở chế độ đấu sao thi dòng điện giảm xuông còn 9A
    như vậy có tiết kiệm điện năng không ?mình muốn mọi người giúp về mặt lý thuyết trước đã.xin cảm ơn!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    6
    Nếu mạng điện của bạn là 380 thì lấy đâu ra cấp điện áp 660 để bạn đấu sao nè?Nếu bạn đấu sao ở cấp 380 thì theo mình động cơ sẽ ko chạy được lâu đâu vì ko đủ U để chạy.380/1.33 thì còn có 220v /1pha thì làm sao đủ áp đúng ko bạn?
    Động cơ bạn làm việc ngắn hạn ở tình trạng U<U đm thì chưa sao,đ.cơ vẩn mở máy được,nhưng dài hạn thì khác,chưa tính tới tải nặng hay nhẹ...cháy động cơ hồi nào ko hay
    Vì vậy mình nghỉ ko tiết kiệm điện năng theo kiểu này được đâu

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    uhm,mình cũng biết rằng chạy không đủ điện áp định mức thì sẽ có hại cho động cơ, nhưng mà y tưởng này thực ra là của một người khác làm, và đã chạy thử nghiệm trực tiếp với lưới điện 380V và đã chạy trong khoảng 2 ngày liên tục ,không có vấn đề gì sảy ra. thế nên mình mới cần mọi người tham gia ý kiến để giải thích vấn đề trên.
    Xin cảm ơn. (mình không đưa ra những điều không đúng sự thật đâu nhé)

  6. #6
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    21
    tiết kiệm được nhưng ko bao nhiêu, khi chạy ko tải hệ số công suất động cơ chỉ vào khoảng 0,1-0,2. lúc đó động cơ chủ yếu tiêu thụ công suất phản kháng. P = UIcosfi; Q = UIsinfi

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Khi anh đấu như thế, chỉ tiết kiệm được đôi chút về công suất không tải. Còn công suất tải thì sẽ tăng lên, do làm việc ở điện áp thấp, hiệu suất thấp. Cos φ thì chưa biết ra sao. Tốt nhất là anh nên đo lường công suất trong cả 2 trường hợp, rồi xác định.

    Nếu tải của anh rất nhẹ như anh nói, thì anh nên thay cái động cơ khác nhỏ hơn, sẽ tiết kiệm được nhiều hơn.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    cảm ơn cô nhóc đã đóng góp ý kiến. việc đo lường công suất bằng đồng hồ đo cho 2 trường hợp trên cũng khó xác định vì việc chuyển đổi được thử nghiệm ở vị trí đây thường xuyên thay đổi, mà công suất thì phụ thuộc khá nhiều vào tải. minh muốn hỏi cô nhóc một vấn đề này. đó là có thể nói rõ các công thức tính toán về công suất, dòng điện, điện áp fa và dây trong 2 trường hợp trên cho mình được không?
    vấn đề này cũng nhiều bạn chưa rõ mà. Xin cảm ơn!

  9. #9
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    17
    Mình thấy nếu bạn đấu như vậy thì hao điện còn hơn vì lúc ko tải thì giảm được nhưng khi có tải thì momen giảm đi rất nhiều. Động cơ kéo nặng hơn. Nếu động cơ làm việc như thế tốt nhất là bạn xài 1 cái biến tần rẻ tiền cũng được. Trong công ty tớ có cái máy nghiền nguyên liệu cũng xài như vậy. Xài kèm vào đó một cái biến tần khi nào xài tải thì chỉnh tăng lên ko xài thì giảm xuống hiệu quả rất nhiều, động cơ làm việc cũng rất tốt mà bền nữa.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    5
    hix,không có ai giải thích về mặt lý thuyết giúp mình ah?lâu rùi không động đến lý thuyết mà.hix

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2025 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 04:43 PM.