Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    6

    Một số câu hỏi về động cơ cần giải thích?

    Đầu tiên em xin chào các anh trong web điện!
    Em là dân i tờ về động cơ nên có một số câu hỏi về đc mong được các anh giải đáp.

    1. Số cực từ khác với số bước cực ở chỗ nào? ý nghĩa của số cực từ (có phải là để quyết định số vòng quay của động cơ không ạ vì em dc biết n = (60f)/p)

    2. Tại sao người ta chế tạo động cơ 1 pha và 3 pha, động cơ 3 pha có ưu điểm hơn động cơ 1 pha ở chỗ nào trong khi tốc độ thì có thể là bằng nhau (n = (60f)/p). (có phải là công suất đc 3 pha lớn hơn 1 pha không ạ[IMG]images/smilies/02.gif[/IMG])?

    3. Nếu động cơ bị cháy thì làm sao phân biệt được là do nguyên nhân quá tải hay do nguồn điện bị ngắn mạch?

    4. Cách xác định các cuộn dây của đc 3 pha khi bị mất hết các ký hiệu?

    5. Các anh có thể cho em xin sơ đồ đấu dây cách chuyển động cơ 3 pha thành động cơ 1 pha không ạ?

    6. Trong động cơ 1 pha thì số vòng dây của cuộn để lớn hơn hay bé hơn số vòng dây của cuộn chạy? Nếu muốn chuyển cuộn đề thành cuộn chạy thì dc không?


    Mong các anh trong web điện giúp đỡ em, nếu anh em nào có tài liệu về đc thì có thể gửi vào mail dinhquyet8707@gmail.com em xin cảm ơn!

  2. #2
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    1
    theo những kiến thức mà mình đã được học và rút ra từ thực tế mình trả lời những câu hỏi này như sau:
    1, Số cực từ là số các cực từ của động cơ còn bước cực từ là số rãnh của stato để hình thành nên 1 cực từ ( ví dụ stato động cơ có 16 rãnh, có 4 cực từ, thì mỗi cực từ sẽ chiếm 4 rãnh => như vậy ta nói bước cực từ bằng 4).
    2, động cơ 3 pha có ưu điểm hơn động cơ 1 pha ở chỗ là dòng điện 3 pha đi vào 3 cuộn dây stato sẽ sinh ra từ trường quay, còn dòng điện 1 pha đi vào cuộn dây 1 pha không sinh ra từ trường quay mà chỉ sinh ra từ trường đập mạch, từ trường này không tự làm cho roto quay được mà phải nhờ vào cuộn dây phụ (cuộn đề) và tụ điện mới tạo ra được từ trường quay. . . .=>
    3, Nguồn điện bị ngắn mạch thì động cơ không bao giờ bị cháy đâu! mà nó bị cháy là do quá tải hoặc bị chập mạch (ngắn mạch) trong cuộn dây stato. Nếu muốn biết là lí do nào thì mở động cơ ra xem nếu bị chập mạch trong cuộn dây stato thì sẽ có dấu vết. còn không có dấu vết gì thì là do quá tải.
    Hôm nay chỉ đến thế thôi hôm sau trả lời tiếp.
    nếu có gì chưa chính xác mong các bác đính chính hộ cho cái.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    166
    Trích dẫn Gửi bởi ldtam1109
    theo những kiến thức mà mình đã được học và rút ra từ thực tế mình trả lời những câu hỏi này như sau:
    1, Số cực từ là số các cực từ của động cơ còn bước cực từ là số rãnh của stato để hình thành nên 1 cực từ ( ví dụ stato động cơ có 16 rãnh, có 4 cực từ, thì mỗi cực từ sẽ chiếm 4 rãnh => như vậy ta nói bước cực từ bằng 4).
    2, động cơ 3 pha có ưu điểm hơn động cơ 1 pha ở chỗ là dòng điện 3 pha đi vào 3 cuộn dây stato sẽ sinh ra từ trường quay, còn dòng điện 1 pha đi vào cuộn dây 1 pha không sinh ra từ trường quay mà chỉ sinh ra từ trường đập mạch, từ trường này không tự làm cho roto quay được mà phải nhờ vào cuộn dây phụ (cuộn đề) và tụ điện mới tạo ra được từ trường quay. . . .=>
    3, Nguồn điện bị ngắn mạch thì động cơ không bao giờ bị cháy đâu! mà nó bị cháy là do quá tải hoặc bị chập mạch (ngắn mạch) trong cuộn dây stato. Nếu muốn biết là lí do nào thì mở động cơ ra xem nếu bị chập mạch trong cuộn dây stato thì sẽ có dấu vết. còn không có dấu vết gì thì là do quá tải.
    Hôm nay chỉ đến thế thôi hôm sau trả lời tiếp.
    nếu có gì chưa chính xác mong các bác đính chính hộ cho cái.
    Cảm ơn bạn nhiều!
    Bạn có thể cho mình hỏi là động cơ 3 pha có phải có công suất lớn hơn động cơ 1 pha không? Nếu có thì bạn có thể cho mình công thức để chứng minh được không?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Có bạn nào giải thích giùm mình không?thank

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi dinhquyet
    Cảm ơn bạn nhiều!
    Bạn có thể cho mình hỏi là động cơ 3 pha có phải có công suất lớn hơn động cơ 1 pha không? Nếu có thì bạn có thể cho mình công thức để chứng minh được không?
    Cái này bác chỉ cần công thức chứng minh ra dòng điện là biết thôi, dòng điện 1 pha gấp 3 lần dòng 3 pha, vì vậy dây và kích thước của nó cũng lớn hơn rất nhiều. để kinh tế người ta sản xuất động cơ 3 pha có công suất lớn, đây là bài toán kinh tế thôi, chứ bác muốn chế tạo lớn thì cũng được chỉ có 1 điều bác mua hơi đắt

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Trích dẫn Gửi bởi combui_viahe
    Cái này bác chỉ cần công thức chứng minh ra dòng điện là biết thôi, dòng điện 1 pha gấp 3 lần dòng 3 pha, vì vậy dây và kích thước của nó cũng lớn hơn rất nhiều. để kinh tế người ta sản xuất động cơ 3 pha có công suất lớn, đây là bài toán kinh tế thôi, chứ bác muốn chế tạo lớn thì cũng được chỉ có 1 điều bác mua hơi đắt
    Theo như bác thì người ta chế tạo động cơ 3 pha ra để kinh tế hơn so với động cơ 1 pha phải không? ngoài ra còn lý do nào nữa không hả bác, như về chế độ làm việc, đặc tính cơ ... Giờ em mới tìm hiểu nên mong các bác giải thích kỹ cho, em xin cảm ơn[IMG]images/smilies/yoyo70.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    bác combui noi hay quá.......dong điện 1 pha ko thể gấp 3 lần dòng 3 pha được.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi dinhquyet
    Theo như bác thì người ta chế tạo động cơ 3 pha ra để kinh tế hơn so với động cơ 1 pha phải không? ngoài ra còn lý do nào nữa không hả bác, như về chế độ làm việc, đặc tính cơ ... Giờ em mới tìm hiểu nên mong các bác giải thích kỹ cho, em xin cảm ơn[IMG]images/smilies/yoyo70.gif[/IMG]
    BẠn nên đứng trên phương diện công suất để phân tích vấn đề này,ĐC 1 pha có mỗi cuộn LV tất nhiên là không thể chịu dòng tốt như 3 cuộn dây của ĐC KĐB 3 pha được,mà 1 cuộn dây chịu dòng lớn chắc nó phải to lém (he he).
    Nếu bạn muốn phân tích sâu hơn thì bạn để ý sự phân bố sức từ động trong dq 3 pha so với dq 2 pha xem (thật ra từ trường trong đc 1 pha là từ trường của 2 cuộn dây mà),biên độ sức từ động của dq 3 pha lúc nào cũng lớn hơn 1,5 lần biên độ của Stđ dq 2 pha,còn nữa,bạn để ý sự phân bố của chúng trong không gian và theo theo thời gian xem cái nào làm việc ổn định hơn (ha ha),còn nữa động cơ KDB 3 pha thì dễ dàng điều chỉnh tốc độ và Moment hơn nhìu so với ĐC 1 pha.....
    Còn nhìu lém,các bạn thử nghĩ típ xem.[IMG]images/smilies/1.gif[/IMG][IMG]images/smilies/1.gif[/IMG][IMG]images/smilies/1.gif[/IMG][IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Cảm ơn bạn Khỏicầnyêu, bạn giải thích rất hay. Các bạn vào cho ý kiến tiếp nào, thank[IMG]images/smilies/yoyo70.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    450
    Trích dẫn Gửi bởi dinhquyet
    Cảm ơn bạn nhiều!
    Bạn có thể cho mình hỏi là động cơ 3 pha có phải có công suất lớn hơn động cơ 1 pha không? Nếu có thì bạn có thể cho mình công thức để chứng minh được không?
    Không phải như bạn nghĩ đâu: Nếu động cơ 3 pha và 1 pha đều có cùng 1 công suất thì nó truyền tải công suất cho cơ cấu chấp hành là như nhau, có điểm khác nhau là kích thước của động cơ 3 pha sẽ nhỏ hơn động cơ 1 pha, đường kính dây stato sẽ nhỏ hơn, => có thể giá thành động cơ 3 pha giảm hơn, ít sự cố xảy ra hơn vì không có tụ.

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 03:33 PM.