-
Thắc mắc về rãnh thông gió, gân đỡ rotor, vành ép rotor… của động cơ
Anh chị cho em hỏi : 1.với động cơ có chiều dài lõi sắt lớn hơn 30 cm thì người ta làm các rãnh thông gió hướng kính .Vậy các rãnh này nó thông từ ngoài stato vào tận trong roto ah, vậy dây quấn stato và roto khi đi qua chỗ rãnh này bị hở ah ?
2. Với roto có đường kính lớn thì phải làm gân đỡ roto .Vậy gân đỡ này là hàn giữa trục với bề mặt trong của roto hay làm như thế nào để đỡ ạ ?
3. câu cuối cho em hỏi : ở vành ép roto nên dùng bulong cố địn hay chốt với roto lớn.
EM xin cảm ơn !!!
giúp em với !
một lần nữa
View more the latest threads:
-
1/. Đúng vậy pác à. Nghĩa là nếu pác xếp một số lá thép theo chiều dầy nào đó (thi dụ 5cm), thì sẽ đến một khoảng hở (thí dụ 0,8 cm) rồi mới xếp một số lá khác. Dây quấn stator sẽ không bị hở, vì cách điện rãnh sẽ chạy suốt chiều dài của rãnh.
2/. Gân đỡ, ý pác nói đến gân nào?
3/.Rotor nhỏ không cần dùng vành ép. Rotor trung bình thì tán. Rotor lớn thì bu lông ép.
Còn bao nhiêu là nhỏ, bao nhiêu là lớn thì QT quên rồi.
-
Cám ơn bác .
vậy bác cho em hỏi trong cái khoảng hở đó (rãnh thông gió ) thì phải có gân hay j để tạo thành cái rãnh đó ạ ?kích thước cái đó ntn ạ ?
2. roto lớn thì thay vào làm cái lá thép roto có đường kính ngoài D, đường kính trong khoảng 0,3D thì người ta làm là thép roto có đường kính ngoài D, đường kính trong khoảng 0,7D .Còn đoạn giữa người ta làm gân đỡ từ trục roto đến mặt trong lá thép roto. Nhằm giảm trọng lượng và thông gió tốt. em nghĩ thế ko biết có j sai ko ạ
3. Roto em đường kính ngoài D=56,5 cm ,chiều dài lõi sắt l=51 cm , em định làm cái bulong cốddinjjh 2 vành ép . liệu có cái bulong nào dài tần hơn 50 cm ko ạ
-
Thường rãnh đó được tạo ra bằng cách nêm các miếng kim loại vào giữa 2 xấp lá thép. Các miếng kim loại đó sẽ được định hình sao cho tạo thành các rãnh. Thí dụ ở vị trí bu lông ép lõi thép stator, người ta chêm các đoạn ống có chiều dầy cố định vào giữa 2 xấp.
Rotor lớn có 2 loại:
a/. số cực từ thấp (thí dụ như 2p =2) nhưng công suất lớn.
Loại này mạch từ phải kín, nên không có thông gió dọc trục. Phải làm như rotor nhỏ.
b/. Số cực từ cao, nhưng công suất thấp. Rotor có thể có thông gió dọc trục. Gông có thể mỏng hơn.Tùy theo số cực mà cần chiều dầy gông phù hợp.
Sau khi tính toán chiều dầy của gông từ, mới có được đường kính trong. Các gân được hàn và gia công trên trục, so cho khi ép ghép các lá thép vào dưới dạng ghép chặt. Tương tự như các gân trên vỏ động cơ để đỡ stator.
Bu lông dài vài m cũng có pác ơi. Nếu không có thì phải gia công.
-
Cám ơn pác, em vẫn là sinh viên thôi, bác đừng gọi em là bác ,tội em lắm
Tiện đây cho em hỏi luôn :
em xem trong các sách thiết kế máy điện , ko thấy tiêu chuẩn về mật độ từ thông trên gông roto. Chỉ thấy có tiêu chuẩn về mật độ từ thông trên gông stato.
Vì ko có tiêu chuẩn nên em làm ra Bg2=1,18 mà ko biết so sánh với đâu để xem đúng hay sai ạ ?
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2025 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 04:44 PM.
1. Những ưu điểm tuyệt vời của dòng xe nâng người. Xe nâng người hay còn được gọi bằng cái tên xe thang nâng người được sử dụng rất nhiều trong phòng cháy chữa cháy, sửa chữa điện lực hay khi cần...
Cho Thuê Xe Nâng Người Trên Toàn Quốc