-
Tìm hiểu về Induction mô tơ trong các nhà máy điện, dầu khí và nhà máy công nghiệp
Bài viết này sẽ bàn về chi tiếtcác loại low and medium voltage induction mô tơ trong các nhà máy công nghiệp, nhà máy phát điện hoặc các nhà máy dầu khí
Có nhiều từ tôi phải để nguyên tiếng Anh vì không biết dịch ra tiếng Việt như thế nào. Rất mong nhờ các bạn dịch giùm để tôi có thể làm hoàn hảo bài viết. Nếu các bạn cần hiểu rõ hơn về chữ đó, xin cho biết để tôi có thể giải nghĩa chi tiết hơn. Xin cám ơn.
Power
Công suất của mô tơ thường có đơn vị là horsepower (HP) theo tiêu chuẩn NEC hoặc Kilowatt (KW) theo tiêu chuẩn IEC. Một KW = 0,746 HP. Công suất ghi trên nameplate chính là công suất output cần thiết để cung cấp cho tải như máy bơm, quạt v.v.. Công suất input có thể được tính theo công thức:
40px
Cường độ cần thiết để cung cấp cho mô tơ cũng có thể được tính như sau:
40px
Service Factor
Mô tơ thường có service factor = 1 hoặc 1.15. Mô tơ có sf = 1.15 có thể kéo được 125% số lượng tải trong một thời gianmà không làm hư hại mô tơ. Thí dụ mô tơ 100 KW có sf = 1.15 có thể tải được 125 KW trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn ISO, mô tơ trong vùng nguy hiểm (hazardous area) không được có service factor cao hơn 1.
Full Load Amp (FLA) / Full Load Current (FLC)
FLA là dòng lúc đầy tải, cường độ của mô tơ được đo bởi nhà sản suất và được ghi trên nameplate. FLC cũng là dòng đầy tải nhưng được lấy ra từ bảng 430.250 của National Electrical Code (NEC). FLA dùng để định mức cho overload heater, và FLC dùng để tính tiết diện dây dẫn điện, hoặc để tính mức setting cho CB hoặc cầu chì.
Starter dùng để khởi động mô tơ thường có 2 OCPD (Overcurrent Protective Device). Overload heater để bảo vệ quá tải, CB hoặc cầu chì bảo vệ ngắn mạch.
Sở dĩ người ta cần cả hai loại OCPD riêng biệt là vì khi khởi động mô tơ thường có cường độ cao hơn dòng đầy tải 6 hoặc 7 lần, vì thế CB phải được điều cao hơn dòng lúc khởi động, nếu không CB sẽ mở lúc khởi động và mô tơ không chạy được.
Tuy nhiên nếu set CB quá cao, nó cho phép mô tơ khởi động, nhưng khi có sự cố quá tải, CB sẽ không ngắt mạch được vì dòng quá tải tuy cao hơn đầy tải nhưng lại thấp hơn dòng khởi động.
Để giải quyết vấn đề này, người ta dùng overload heater để bảo vêệquá tải, còn CB hoặc cầu chì để bảo vệ ngắn mạch. CB và overload heater được nối nối tiếp (in series) với nhau, CB được set ở mức cao hơn dòng khởi động. Overload heater được set ở trên mức đầy tải nhưng dưới mức khởi động.
Overload heater sẽ ngắt mạch khi có dòng điện đi quá mức ấn định của nó (trip point). Tuy nhiên nó cần 1 thời gian ngắn để hâm nóng trước khi ngắt mạch. Overload heater sẽ không ngắt mạch khi có dòng khởi động hoặc dòng ngắn mạch đi qua vì hai dòng này xẩy ra trong 1 thời gian rất ngắn vì thế không đủ hâm nóng overload heater.
Temperature rise:
Đây là nhiệt độ cuộn cảm (winding) của mô tơ được phép gia tăng bên trên 40ºC ambient (nhiệt dộ tiêu chuẩn chung quanh). Temperature rise của mô tơ có thể được đo bằng RTD (resistance temperature detector) hoặc do sự thay dổi điện trở của cuộn cảm
emperature rise
Class of Insulation system: A B F H
Open motor 60 80 105 125
Totally- enclosed nonventilated and
fan- cooled motors 65 85 110 135
Ví dụ mô tơ TEFC (totally-enclosed Fan-cooled) co Class B rise và class F insulation với nhiệt độ chung quanh là 40ºC, điều này có nghĩa là lớp cách nhiệt của mô tơ có thể chịu được 150ºC (110ºC + 40ºC = 150ºC), va hoạt động của mô tơ sẽ không làm mô tơ tăng quá 125ºC (85ºC + 40ºC = 125ºC).
Mô tơ thường được chọn Class B rise va class F insulation để giữ cho lớp cách nhiệt được bền hơn vì nhiệt độ của mô tơ phát ra sẽ không vượt quá nhiệt độ lớp cách nhiệt có thể chịu được.
TEFC là loại mô tơ được đóng kín hoàn toàn và được làm mát bằng quạt.
Khi nhiệt độ chung quanh cao hơn 40 độ C, temperature rise của mô tơ sẽ phải được giảm xuống. Ví dụ nhiệt độ chung quanh là 50 độ thay vì 40, class B temp. r i se của TEFC mô tơ sẽ phải giảm xuống 10 độ tức là 75 độ C. Đây là cách tính của API (American Petroleum Institute), NEMA dùng công thức trong MG-1 section 12.42 và 12.43 Temp. rise = 0,9 (Tc - Ta) hoặc Temp. rise = 0,965 (Tc - Ta) nhưng dáp cũng tương đối tương tự.
Điện áp
ở bắc Mỹ châu, điện áp của mô tơ thường là 460V, 2300V, 4000V, 6600V hoặc 13200V với tần số là 60hz, 3 pha, được cung cấp bởi hệ thống điện 480V, 2400V, 4160V, và 13800V.
Bên ngoài Bắc Mỹ thường dùng 360V, 3000V, 6000V, 10000V, 50hz, được cung cấp bởi hệ thống điện 380V, 3150V, 6300V, và 10500V.
Bên Anh thường dùng 380V, 3300V, 6600V, 11000V, 50hz, được cung cấp bởi hệ thống điện 400V, 3450V, 6900V, và 11500V
Torque
Mỗi mô tơ có 1 speed torque curve, torque curve cho ta biết số lượng torque ở từng điểm từ khi vận tốc mô tơ bắt đầu từ 0% đến 100%. Ví dụ mô tơ NEMA design B, khi khởi động, lock rotor torque s ẽ là 150% so với torque lúc đầy tải, và break down torque s ẽ bằng 200% so với torque đầy tải.
Breakdown torque là torque tối đa mô tơ có thể đạt được mà không bị mất vận tốc (abrupt speed drop). Ví dụ mô tơ đang chạy đầy tải với vận tốc 3550 rpm, nếu ta bỏ thêm tải vào mô tơ sẽ giảm vận tốc, khi mô tơ giảm vận tốc, torque sẽ tăng lên để cân bằng với số tải mới. Nếu ta cứ tiếp tục tăng tải, thì tới 1 lúc nào đó torque sẽ không tăng được nữa và bắt đầu sụt giảm, và lúc này vận tốc sẽ sút giảm thật nhanh và mô tơ sẽ ngừng lại. Torque ở điểm mà nó ngừng tăng và mô tơ mất vận tốc gọi là breakdown torque.
<font size="4"><font color="SeaGreen">Voltage dip
Khi mô tơ khởi động, dòng sẽ cao hơn dòng đầy tải khoảng 6, 7 lần, vì thế áp của toàn thể hệ thống có thể bị giảm xuống (voltage drop). Câu hỏi được đưa ra là mô tơ có thể khởi động với số lượng giảm áp là bao nhiêu?
Số lượng torque tăng hay giảm tùy thuộc vào bình phương của áp, vì thế nếu áp giảm 10%, torque sẽ giảm 20%. Giả sử ta có mô tơ design B, khi khởi động lock rotor torque sẽ là 150% so với torque đầy tải, vì thế áp sẽ có thể giảm xuống 80% mà mô tơ vẫn có 100% torque lúc khởi động.
T = (0,8)² x 150% = 100%
nguồn : epower-ttvnol.com</font></font>
View more the latest threads:
-
Induction motor: động cơ cảm ứng, động cơ không đồng bộ
Power: công suất
horsepower: mã lực
nameplate: bảng tên
power factor: hệ số công suất (cos φ)
hazardous area: vùng có điều kiện làm việc nghiệt ngã
overload heater: bộ gia nhiệt trong rơ le quá tải
Temperature rise: độ tăng nhiệt
winding: dây quấn
ambien: môi trường
Class of Insulation system: cấp cách điện
Open motor: động cơ dạng hở
Totally- enclosed nonventilated and fan- cooled motors: động cơ kín hoàn toàn, không có thông gió và có quạt làm mát
Torque: ngẫu lực
Speed torque curve: đặc tuyến ngẫu lực / tốc độ
breakdown torque: ngẫu lực điểm uốn.
-
Khi một dòng điện AC 50hz được nối vào mô tơ, dòng này sẽ tạo nên magnetic field ở stator, magnetic field này sẽ cắt ngang những thanh kim loại của rotor và tạo nên voltage trên rotor. Vì những thanh kim loại trên rotor được nối lại ở 2 đầu (ngắn mạch), dòng sẽ bắt đầu di chuyển và tạo ra magnetic field của chính nó và khiến mô tơ chuyển động.
Vận tốc magnetic field của stator còn được gọi là synchronous speed, nó tùy thuộc vào tần số và số pole của mô tơ. Mô tơ có thể có 2, 4, 6, 8 poles.
Mô tơ synchronous speed = (tần số X 120) / số pole
Vận tốc thực của mô tơ, tức là vận tốc của rotor không bao giờ bằng được synchronous speed, vì khi rotor chạy bằng với synch. speed, magnetic field sẽ không cắt ngang rotor nữa vì thế sẽ không tạo ra dòng và torque và vì thế nó sẽ tự chậm lại.
Sự khác biệt vận tốc giữa rotor và synchronous speed được gọi là slip.
Mô tơ có 4 poles, 4% slip, 60hz sẽ có vận tốc là 1728 RPM và synchronous spe ed là 1800 RPM.
Vận tốc của induction mô tơ cũng có thể được điều khiển lên xuống bằng cách dùng variable frequency drive.
Mô tơ thường có space heater để giữ cho độ ẩm không làm ảnh hưởng đến mô tơ, đặc biệt là bearing của mô tơ rất dễ bị rỉ sét, heater thường là 1 pha, 120VAC hoặc 220VAC. Nhiệt độ của mô tơ thường được điều chỉnh khoảng 5 độ cao hơn nhiệt độ chung quanh để hơi ẩm không bị đóng trong mô tơ. Heater được tự động bật tắt bởi starter, khi mô tơ ngưng chạy, heater sẽ được tự động bật lên.
Temperature classification
Nhiệt đô ở bề mặt của mô tơ được dặt tên bởi code từ T1 đến T6
T temp. the tiêu chuẩn EN 60014 (IEC)
T1 = 450 độ C, T2 = 300, T3 = 200, T4 = 130, T5 = 100, T6 = 85
T temp. theo tiêu chuẩn ANSI/UL844
T1 = 450, T2 = 300, T2A = 280, T2B = 260, T2C = 230, T2D = 215, T3 = 200, T3A = 180, T3B = 165, T3C = 160, T4 = 130, T4A = 120, T5 = 100, T6 = 85.
Tiêu chuẩn của ANSI và EN giống nhau ngoại trừ ANSI có thêm vài nhiệt đô A,B,C,D xen giữa. Ở những vùng nguy hiểm (hazardous area) thường có 1 loại nhiệt độ nũa gọi là AIT (auto ignition temperature), nhiệt độ này tùy thuộc vào loại khí có thể gây nổ hiện diện trong vùng đó. Thí dụ vùng có khí Hydrogen Sulfide, AIT của khí này là 269 độ C, ở nhiệt độ này, hydrogen sulfide có thể tự phát nổ, vì thế nhiệt độ ở bề mặt mô tơ nên thấp hơn AIT khoảng 20% (dùng code T3 = 200 độ C cho mô tơ ở vùng có khí hydrogen sulfide).
Theo tiêu chuẩn NEMA, mô tơ có nhiều loại design khác nhau:</font></font>
Design B: loại này thông dụng nhất: (Locked rotor torque và Break down torque bình thường)
Locked rotor torque = 70 đến 275% torque định mức
Break down torque = 175 đến 300% torque định mức
Locked rotor current = 600 đến 700% dòng định mức
Slip – 0,5 đến 5%
40px</div>
Design D: (Locked rotor torque và slip cao)
Locked rotor torque = 275% torque định mức
Break down torque = 275% torque định mức
Locked rotor current = 600 đến 700% dòng định mức
Slip – 5 đến 8%
40px</div>
Design A cũng t ương tự như design B, ngoại trừ lock rotor starting current cao hơn.
Theo IEC những vùng nguy hiểm được chia ra như sau:
Class 1: có sự hiện diện của khí gây cháy (flammable gas), hoặc chất lỏng có thể bốc hơi thành khí nổ.
Class 2: có sự hiện diện của chất bụi gây nổ (combustible dust)
Class 3: có sự hiện diện của bụi fiber có thể gây nổ
40px</div>Class IA: khí Methan - dưới hầm mỏ
Class IIA: Methan , Propane, petroleum và hydrocarbons
Class IIB: Ethylene & town gas, coke oven gas
Class IIC: Hydrogen, Acetylene, carbon Di-suphide
Có thể tìm tài liệu này trong PD IEC 60079-20
<font size="4"><font color="SeaGreen">Theo NEC những vùng nguy hiểm được chia ra như sau:
Class 1: có sự hiện diện của khí gây cháy (flammable gas), hoặc chất lỏng có thể bốc hơi thành khí nổ.
Class 2: có sự hiện diện của chất bụi gây nổ (combustible dust)
Class 3: có sự hiện diện của bụi fiber có thể gây nổ
40px</div>
Group A: Acetylene
Group B: chất khí có MESG ít hơn hoặc bằng 0,45 hoặc MIC ratio <= 0,40
Group C: chất khí có MESG lớn hơn 0,45 v à ít hơn hoặc bằng 0,75 hoặc MIC ratio > 0,4 v à <= 0,80
Group D: chất khí có MESG lớn hơn 0,75 hoặc MIC ratio > 0,80
Sau đây là 1 ví dụ mô tơ trong vùng nguy hiểm được viết như sau trên nameplate:
Class 1 zone 2 class IIC
-
Bảo vệ và khởi động low voltage motor
Phương pháp sau đây chỉ là 1 trong nhiều cách để bảo vệ và khởi động mô tơ, nó là phương pháp thong dụng được trình bày nơi đây cho dễ hiểu tuy nhiên nó không phải là phương pháp duy nhất.
Low voltage mô tơ thường được khởi động và bảo vệ bởi “starter”.
Starter thường bao gồm các phần tử theo thứ tự sau đây:
Disconnect mean
Short circuit & Ground fault protection
Motor controller
Overload protection
Disconnect mean: Dùng để ngắt toàn thể mạch điện của mô tơ. Disconnect mean phải có dòng định mức (amp rating) băng 115% so với dòng đầy tải của mô tơ.
Short circuit & Ground fault protection: Instantaneous trip CB còn được gọi là motor circuit protector (MCP) dùng để bảo vệ ngắn mạch hoặc ground fault ( ngắn mạch là sự kiện chạm điện xẩy ra giữa 2 dây điện hoặc 2 pha, ground fault xẩy ra giữa dây nóng (unground conductor) và đất.
Mô tơ Design B, 3 pha, MCP có thể được chỉnh ở 1100% so với dòng đầy tải của mô tơ. Ví dụ mô tơ có dòng đầy tải là 100A, MCP sẽ được phép chỉnh ở tối đa là 1100A. Th6ng thường MCP không chỉnh ở mức tối đa mà thường được chỉnh ởcao hơn mức khởi động 1 chút để MCP có thể bảo vệ ngắn mạch mà không bị ngắt mạch (trip) lúc khởi động. Ví dụ mô tơ có dòng đầy tải là 100A, dòng khởi động khoảng 600A, người ta có thể chỉnh MCP ở khoảng 610A nếu dòng ngắn mạch la 620A, CB se trip. Nếu MCP chỉnh ở 1000A, nó sẽ không trip khi dòng ngắn mạch thấp hơn 1000A. Ghi chú: ở đây ta đabg bàn về instantaneous CB chứ không bàn về loại inverse time CB. Inverse time CB sẽ được bàn sau.
Branch circuit conductor:
Amp rating của dây dẫn điện cho mô tơ phải bằng với 125% so với dòng đầy tải của mô tơ. Dòng đầy tải có thể được lấy ra từ bảng 430.250 trong NEC chứ không lấy ra từ nameplate. Ví dụ ta có mô tơ 10 HP, 480V, 3 pha, theo bảng 430.250, 10HP mô tơ có dòng đầy tải là 14A, vì thế amp rating của dây dẫn sẽ là 17.5A (14 x 1.25 = 17.5A). Dĩ nhiên đây blà cách tính của NEC chứ không phải IEC.
Mô tơ controller
Mô tơ controller có thể là 1 công tắc để nố hoặc ngắt mạch của mô tơ, công tắc được điều khiển bởi 1 cuộn cảm kháng (giống như hình thức của 1 rờ lê). Cuộn cảm kháng này được nối nối tiếp với 1 nút bật tắt mô tơ (trong trường hợp muốn điều khiển bằng tay (manual)), hoặ nối với 1 công tắc của control system hoặc PLC để điều khiển tự động. Công tắc này được gọi la discrete output (DO).
Khi PLC đóng DO, dòng điện DC hoặc 1 pha sẽ đi qua DO và cuộn cảm kháng của controller sẽ khởi động (vì chúng được nối nối tiếp). Khi cuộn cảm kháng khởi động , công tắc của nó sẽ đóng lại để dòng điện 3 pha di vào mô tơ. Vì thế mô tơ có thể được bật tắt tùy theo phần mềm của PLC. Mô tơ controller phải có horse power rating không nhỏ hơn horse power rating của mô tơ, vì contact của controller phải chịu được dòng và áp cao đi qua nó trước khi vào mô tơ.
Overload protection:
Overload heater được dùng để bảo vệ trường hợp quá tải. Nó được chỉnh như sau:
Mô tơ có service factor = 1.15: chỉnh ở mức 125% dòng đầy tải
Mô tơ có temperature rise 40 độ C hoặc thấp hơn: chỉnh ở 125% dòng đầy tải
Tất cả mọi mô tơ khác: 115% dòng đầy tải
Overload heater cũng có nhiệm vụ bảo vệ mô tơ trong trường hợp bị khóa, ví dụ như trong trường hợp mô tơ cố gắng khởi đông nhưng không đủ torque để quay. Class 10 overload heater sẽ ngắt mạch trong vòng 10 giây nếu dòng vượt qúa 6 lân dòng định mức của overload heater; class 20 sẽ ngắt trong vòng 20 giây, và class 30 sẽ ngắt trong vòng 30 giây.
Khi dùng với MCP, overload heater là bảo vệ duy nhất để bảo vệ quá tải, nếu nó bị hư hại sẽ không có bảo vệ quá tải. Để back up cho overload heater , người ta có thể dùng inverse time CB thay vì instantaneous CB.
Inverse time CB sẽ ngắt mạch tùy theo cường độ củ dòng ngắn mạch. Dòng càng cao, nó càng được ngắt sớm. Trong khi instantaneous CBchỉ ngắt mạch khi cường độ của dòng đạt đến mức ấn định và không tùy thuộc vào thời gian.
Điều quan trọng là ta phải chọn inverse time CB có trip curve cho chính xác để nó có thể bảo vệ quá tải và ngắn mạch mà vẫn cho phép mô tơ khởi động.
-
Các từ chưa dịch của bài 2:
magnetic field: từ trường
synchronous speed: tốc độ đồng bộ
pole: cực
slip: độ trượt
variable frequency drive: bộ biến tần
space heater: bộ sấy bên trong
starter, bộ khởi động.
Các từ của bài 3:
low voltage motor: động cơ hạ áp
Disconnect mean: phương tiện cách ly
Short circuit & Ground fault protection: Bảo vệ ngắn mạch và chạm đất
Motor controller: bộ điều khiển động cơ
Overload protection:Bảo vệ quá tải.
Instantaneous trip CB; các Cb cắt tức thời
motor circuit protector (MCP) bộ bảo vệ mạch điện động cơ
unground conductor: dây không nối đất.
inverse time CB: CB có đặc tính thời gian ngược.
Branch circuit conductor: Các dây dẫn???
Amp rating: dòng điện định mức
-
Brand circuit conductor : Các mạch dẫn nhánh
Overload heater : Quá nhiệt ở tải
Back up cho overload heater : dự phòng cho trường hợp quá nhiệt ở tải.
Trip curve : đường cong cắt.
Discrete output : ngõ ra số
Instantaneous CB : CB cắt tức thời.
-
overload heater là 1 phần của rơ le nhiệt bảo vệ quá tải anh Luân à.
Overload là rơ le quá tải. Trong đó nó có phần đốt nóng (heater), nhận dòng điện để sinh nhiệt, phần lưỡng kim (bimetal element), cong đi khi bị đốt nóng, phần kết cấu cơ khí, sẽ tác động đến các tiếp điểm (switch).
Vậy overload heater là phần heater của cái overload relay
-
Bình thường thì gọi overload là "relay quá tải" ah? Mình chỉ nghĩ là "quá tải" thôi chứ. Vậy chữ "overload heater" dịch là phần heater của cái relay ah? Hi. Mình không chuyên về động cơ nên dịch không tốt lắm.
-
Cách đây vài hôm, sau khi đọc lá thư của 1 bạn yêu cầu tôi viết tiếp bài “Tìm hiểu về Induction mô tơ trong các nhà máy điện và dầu khí”. Tôi trở lại định viết thêm nhưng khi tìm lại bài này, tôi rất ngạc nhiên vì bài viết thì còn đó, nhưng tên người viết đã dược đổi từ “epower” sang “nhockid”. Tôi đã viết cho rất nhiều website cũng như các tờ báo kỹ thuật tiếng Anh, nhưng chưa bao giờ có trường hợp đổi tên lạ lùng như vậy. Hy vọng ban quản trị cho một lời giải thích.
Đối với cá nhân, vấn đề này không quan trọng. Tuy nhiên, nếu tên của tác giả tiếp tục bị đổi, tôi e rằng sẽ có nhiều người cảm thấy họ không được tôn trọng, và sẽ không muốn tham gia vào website này nữa.
Với kiến thức nhỏ nhoi như hạt muối trong biển, tôi biết những bài mình viết chẳng được bao nhiêu, nhưng tôi dã viết với tất cả cố gắng mong sao nó mang lại hữu ích cho các bạn, thế thôi.
Trở lại với vấn đề “Overload heater”, trước đây người ta dùng loại lưỡng kim như conhoc nói, nhưng ngày nay người ta không còn dùng nó nữa và thay vào đó là loại electronic overload relay, tuy nhiên người ta vẫn quen gọi nó là overload heater.
Với loại rờ lê quá tải, bạn có thể chỉnh dòng quá tải ở nhiều mức khác nhau và mức delay time 10, 20, 30 giây tùy ý. Bạn không thể chỉnh delay time của những rờ lê quá tải được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC.
-

Gửi bởi
epower
Cách đây vài hôm, sau khi đọc lá thư của 1 bạn yêu cầu tôi viết tiếp bài “Tìm hiểu về Induction mô tơ trong các nhà máy điện và dầu khí”. Tôi trở lại định viết thêm nhưng khi tìm lại bài này, tôi rất ngạc nhiên vì bài viết thì còn đó, nhưng tên người viết đã dược đổi từ “epower” sang “nhockid”. Tôi đã viết cho rất nhiều website cũng như các tờ báo kỹ thuật tiếng Anh, nhưng chưa bao giờ có trường hợp đổi tên lạ lùng như vậy. Hy vọng ban quản trị cho một lời giải thích.
Đối với cá nhân, vấn đề này không quan trọng. Tuy nhiên, nếu tên của tác giả tiếp tục bị đổi, tôi e rằng sẽ có nhiều người cảm thấy họ không được tôn trọng, và sẽ không muốn tham gia vào website này nữa.
Với kiến thức nhỏ nhoi như hạt muối trong biển, tôi biết những bài mình viết chẳng được bao nhiêu, nhưng tôi dã viết với tất cả cố gắng mong sao nó mang lại hữu ích cho các bạn, thế thôi.
Nếu bạn chịu khó đọc kỹ thì thấy phía dưới cùng bài viết có ghi :
nguồn : epower-ttvnol.com
Pác Nhockid đã tôn trọng tác giả của bài viết gốc nên mới viết câu đó vào.
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2023 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 11:14 AM.
Cách trị mụn viêm 2 bên má không để lại sẹo là vấn đề được mọi người quan tâm hàng đầu hiện nay, mụn viêm 2 bên má là nỗi ám ảnh không của riêng ai. Những nốt mụn viêm trên mặt gây đau đớn, khiến bạn...
Cách trị mụn viêm 2 bên má hiệu quả ngay