Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2

    Các Công ty Cơ khí có thể khảo sát, thử nghiệm thủy điện sóng biển được hay không?

    Việc xây dựng nhà máy thủy điện, đường dẫn nước và đê dưới nó thì các Công ty Thủy điện, Thủy lợi có thể làm rất dễ dàng. Vì vậy trong bài: “Nên khảo sát, thử nghiệm thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển như thế nào?”, tôi đã kính mong các cơ quan ngành dầu khí và các cơ quan ngành điện quan tâm giúp đỡ khảo sát, thử nghiệm việc tạo nguồn nước cho thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển.
    Nhưng qua bài: “Nên dựng khung đỡ trong thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển như thế nào?”, ta thấy việc dựng khung đỡ đó cũng không phức tạp lắm, có lẽ các công ty cơ khí cũng có thể làm được việc khảo sát, thử nghiệm này.
    Công ty Cơ khí Quốc Hòa ở Thái Bình đã chế tạo và thử nghiệm tầu ngầm Trường Sa 1 có chiều dài 9 mét, cao 3 mét, hoạt động bằng hệ thống không khí độc lập tuần hoàn AIP do Việt Nam tự thiết kế và chế tạo. Công ty Cơ khí Quang Trung ở Ninh Bình trước đây cũng đã muốn xây dựng nhà máy điện sóng biển tại Việt Nam. Các Công ty Cơ khí khác cũng có rất nhiều thế mạnh. Vì thế tôi viết bài này để xin các Công ty Cơ khí và các bạn giúp đỡ trong việc tạo nguồn nước cho thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển. Theo suy nghĩ của tôi có thể tiến hành dần từng bước như sau:
    1. Khảo sát, thử nghiệm trước 1 cụm tạo nguồn nước áp lực cao, gồm các phần sau:
    - Hàn ở trên bờ 1 cụm 3 cột chống như tôi đã trình bày trong bài: “Nên dựng khung đỡ trong thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển như thế nào?”. Do phương án cao có nhiều lợi thế và chỉ làm trước 1 cụm nên ta dùng phương án cao. Ống bê tông dự ứng lực của cột chống nên dài 11 m, phía dưới gắn đinh mũ bằng bê tông cốt thép, phía trên gắn ống thép tròn dài hơn 9 m. 2 thanh thép a, b dài 12 m hàn vào ống thép của cột chống và cách đầu trên của ống bê tông dự ứng lực 4,5 m. Thanh thép chịu lực lớn c dài 12 m hàn vào ống thép của cột chống và cách đầu trên của ống bê tông dự ứng lực 5,5 m. Nếu dùng 2 thanh thép chịu lực dài 12 m hàn ốp vào 2 bên ống thép của cột chống để thay thế cho thanh thép chịu lực lớn thì cũng hàn ở vị trí này. 2 thanh thép a, b dài 12 m ở tầng liên kết trên hàn vào ống thép của cột chống và cách đầu trên của ống bê tông dự ứng lực 8 m. Thanh thép c dài 12 m ở tầng liên kết trên hàn vào ống thép của cột chống và cách đầu trên của ống bê tông dự ứng lực 8,5 m. Bộ phận giữ phao và chuyển lực cùng bơm nước chạy bằng pít tông tác dụng đơn đường kính pít tông 0,3 m cũng nên hàn vào cụm này ngay trên bờ. Lưu ý là trong bài: “Thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển” bản bổ sung, sửa đổi ngày 07/08/2014 và được đăng trên trang Web vncold.vn của Hội Đập lớn và Phát triển Nguồn nước Việt Nam, tôi tính khoảng cách giữa tâm của các cột chống là 11,7 m, nhưng khi dựng khung đỡ theo phương pháp mới thì khoảng cách đó là 11,8 m, nên đường kính của 2 bánh răng trung gian sẽ tăng từ 0,765 m lên 0,79 m. Do còn phải giữ cho thanh thép có răng đứng giữa phao chạy lên, chạy xuống theo phương thẳng đứng nên 2 bánh lăn ở phía ngoài phải lắp sau và chỗ để lắp 2 bánh lăn này mới chỉ có bu lông mà thôi. Đầu trên của bơm nước chạy bằng pít tông tác dụng đơn gắn vào thanh thép chịu lực lớn và cách chỗ hàn của thanh thép này với ống thép của cột chống 2,5 m. Đầu dưới của bơm gắn vào ống thép của cột chống ngay gần với đầu trên của ống bê tông dự ứng lực. Như vậy bơm sẽ dài hơn 6 m. Với chiều dài như vậy, bơm không cần có hệ thống truyền động thủy lực. Bơm sẽ đơn giản gần như bơm xe đạp nhưng có thêm cơ cấu cam và cơ cấu biên tay quay để chuyển từ chuyển động quay sang chuyển động trượt. Ống dẫn nước của bơm sẽ lên đến sát tầng liên kết dưới để sẽ nhập vào ống dẫn nước chung và ống hút nước của bơm sẽ dài khoảng 9 m để ngập sâu xuống biển khoảng 3 m. Khi hàn ở trên bờ, việc hàn bơm vào ống thép của cột chống rất dễ dàng, nhưng khi mở rộng việc khảo sát, thử nghiệm hoặc dựng khung đỡ thì nhiều bơm được hàn trên mặt biển, cần có chỗ ngồi cho người thợ hàn để hàn đầu dưới của bơm và nối ống hút nước với bơm nên cần hàn trước đoạn thép nhỏ vào ống thép của cột chống ngay sát đầu trên của ống bê tông dự ứng lực. Vòng đệm bằng bê tông để lồng vào đinh mũ ở phía dưới cột chống cũng phải có sẵn.
    - Do bước đầu thử nghiệm nên phao có thể làm bằng thép, nhưng cả trong và ngoài phao cần được quét loại sơn đặc biệt nhằm chống sự ăn mòn của nước biển cho phao dùng được khá lâu. Phao hình trụ tròn đường kính 6 m, chiều cao của phao từ 1,8 m đến 2,6 m tùy theo từng vùng biển ven bờ của nước ta. Phía trên phao nên có móc để việc nhấc phao lên được dễ dàng. Nên sơn đánh dấu trước chỗ phao cần ngập trong nước biển để khi bơm nước biển vào phao sẽ có được lực nâng lên, hạ xuống tối đa lớn nhất. Thanh thép có răng gắn thẳng đứng giữa phao có chiều dài từ 17 m đến 17,8 m.
    - Thuê sà lan vận chuyển cụm 3 cột chống đó và phao đã gắn thanh thép có răng ra biển. Chọn nơi đáy biển tương đối bằng phẳng, không có đá ngầm, không có dị vật, sâu khoảng 5,5 m và thả cụm 3 cột chống xuống biển sao cho thanh thép chịu lực lớn song song với hướng của đường bờ biển. Nhìn vào dây dọi ta có thể biết được cụm đó sẽ nghiêng về phía nào. Kéo cụm đó lên sà lan và lồng thêm vòng đệm bằng bê tông vào đinh mũ ở đáy cột chống để khi cắm cụm đó xuống biển, các cột chống sẽ không bị nghiêng. Cụ thể là phía bị nghiêng nhiều nhất lồng thêm vòng đệm dày, phía bị nghiêng ít hơn lồng thêm vòng đệm mỏng hơn, cột chống còn lại không lồng thêm vòng đệm. Đóng vào đỉnh các cột chống cho ngập hết các đinh mũ. Nếu thấy vẫn còn hơi nghiêng, cần đóng thêm vào đỉnh cột chống nhô lên cao nhất cho đến khi đỉnh các cột chống cao tương đối bằng nhau và các cột chống tương đối thẳng đứng. Dùng cần trục nhấc phao lên cho phao cao hơn sóng biển và cho thanh thép có răng áp vào vị trí đã định sẵn. Người thợ hàn lắp 2 bánh lăn vào bu lông, điều chỉnh cho thanh thép có răng tiếp xúc với bánh răng nhận lực và các bánh lăn, rồi vặn đai ốc lại cho chặt. Sau đó thả phao xuống biển và bơm nước biển vào phao cho đến khi phao ngập đến chỗ đã sơn đánh dấu sẵn. Chỉ cần gắn thêm vào đầu ra của bơm nước 1 đoạn ống nước có van để có thể điều chỉnh lượng nước chảy ra và có các đồng hồ đo áp lực và lưu lượng của nước là có thể theo dõi được áp lực nước và lưu lượng nước do 1 bơm nước chạy bằng pít tông bơm ra theo các độ cao của sóng biển và các mức nước ngập sâu thêm hoặc nông hơn so với mức ngập trung bình của phao để từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho việc khảo sát, thử nghiệm sau.
    2. Khảo sát, thử nghiệm 9 cụm tạo nguồn nước áp lực cao, gồm các phần sau:
    - Hàn ở trên bờ thêm 1 cụm 3 cột chống như đã trình bày trong phần 1 và 2 cụm 4 cột chống. Khi hàn cụm 4 cột chống cũng gắn luôn bộ phận giữ phao và chuyển lực cùng bơm nước chạy bằng pít tông tác dụng đơn đường kính pít tông 0,3 m vào thanh thép chịu lực lớn c trong tầng liên kết dưới và thanh thép c trong tầng liên kết trên như trong phần 1. Bơm nước dài hơn 6 m lại thêm ống hút nước dài khoảng 9 m, rất nặng và rất khó hàn vào thanh thép chịu lực lớn và ống thép của cột chống khi phải hàn trên mặt biển. Vì vậy giữa bơm nước và ống hút nước cần có đai ốc để vặn vào sau khi đã hàn xong bơm. Ngay cạnh đầu trên của ống bê tông dự ứng lực cần hàn đoạn thép nhỏ vào ống thép của cột chống cho người thợ hàn có chỗ ngồi để hàn đầu dưới của bơm nước, vặn đai ốc và hàn kín chỗ nối giữa bơm nước và ống hút nước. Trong bộ phận giữ phao và chuyển lực sẽ hàn trên mặt biển có những phần có thể hàn trước trên bờ như 2 bánh lăn phía trong hàn vào 2 thanh thép dài hơn 3 m và những bu lông để sẽ lắp 2 bánh lăn phía ngoài vào,... cần được hàn trước và hàn thêm 2 móc sắt để móc vào thanh thép 1 trong tầng liên kết trên cho dễ hàn bộ phận này vào thanh thép 1 đó và thanh thép chịu lực lớn trong tầng liên kết dưới ở trên biển.
    - Do đã làm thử nghiệm để rút kinh nghiệm nên phao cần làm bằng bê tông cốt thép cho sử dụng được dài lâu. Phao hình trụ tròn đường kính 6 m, chiều cao của phao từ 1,8 m đến 2,6 m tùy theo từng vùng biển ven bờ của nước ta. Giữa phao có trụ đứng bằng bê tông cốt thép cao 1,5 m và có gắn thanh thép có răng thẳng đứng dài từ 15,5 m đến 16,3 m. Nên sơn đánh dấu trước chỗ phao cần ngập trong nước biển để khi bơm nước biển vào phao sẽ có được lực nâng lên, hạ xuống tối đa lớn nhất. Phía trên trụ đứng giữa phao nên có móc để việc nhấc phao lên được dễ dàng.
    - Thuê sà lan vận chuyển cụm 3 cột chống mới hàn thêm, 1 thanh thép chịu lực lớn dài 12 m, 3 thanh thép dài 12 m, 1 cụm tạo nguồn nước áp lực cao và 2 phao đã gắn thanh thép có răng ra biển. Cắm tiếp cụm 3 cột chống đó xuống biển cho thẳng hàng, có tâm cột chống giữa 2 cụm cách nhau gần 12 m. Đưa 1 phao đã gắn thanh thép có răng vào cụm 3 cột chống mới cắm thêm và làm tiếp những việc như đã làm với cụm 3 cột chống trước. Đưa thanh thép 1 lên, đặt áp sát vào 2 ống thép của cột chống và gối lên 2 đầu của 2 thanh thép c trên 2 cụm 3 cột chống, nếu thấy thanh thép chưa ngang lắm thì nên đưa thanh thép lên cao một chút cho người thợ hàn lót thêm đoạn thép ngắn để khi hạ thanh thép xuống, thanh thép sẽ nằm ngang. Người thợ hàn dùng dây buộc thanh thép vào ống thép của cột chống để giữ cho thanh thép không rơi xuống. Sau đó hàn thanh thép dài 12 m này vào ống thép của cột chống, chỗ lót và đầu thanh thép phía dưới cũng được hàn kỹ để nối 2 cụm đó lại với nhau. Thanh thép ở tầng liên kết dưới là thanh thép chịu lực lớn nên có thể hàn luôn bộ phận giữ phao và chuyển lực cùng bơm nước áp lực cao chạy bằng pít tông lên thanh thép đó và thanh thép ở tầng liên kết trên, sau đó đưa phao đã gắn thanh thép có răng vào để hoàn chỉnh bộ phận giữ phao và chuyển lực. Trước khi hàn các bộ phận này cần đặt 2 thanh thép dài 12 m lên gối vào đầu các thanh thép b và a ở 2 tầng liên kết trong 2 cụm 3 cột chống đó để có chỗ đứng cho người thợ hàn. Khi hàn đến đầu dưới của bơm nước và nối bơm nước với ống hút nước đã có đoạn thép cho người thợ hàn ngồi rồi.
    - Thuê sà lan vận chuyển 2 cụm 4 cột chống đã hàn trên bờ, 4 thanh thép chịu lực lớn dài 12 m, 16 thanh thép dài 12 m, 4 cụm tạo nguồn nước áp lực cao và 6 phao đã gắn thanh thép có răng ra biển. Với số lượng lớn và cồng kềnh như vậy, sà lan phải vận chuyển nhiều lần. Cắm 2 cụm 4 cột chống xuống biển cho thẳng hàng sao cho các thanh thép chịu lực lớn song song với hướng của đường bờ biển và có cột chống nằm giữa 2 cột chống của hàng thứ nhất, cách 2 cột chống đó và 2 cột chống khác của hàng thứ nhất gần 12 m. Đưa 2 phao đã gắn thanh thép có răng vào 2 cụm 4 cột chống và làm tiếp những việc đã làm giống như với 2 cụm 3 cột chống trong hàng trước. Hàn thanh thép 2 vào 2 cột chống, gối lên các thanh thép b và e. Hàn thanh thép 3 vào 2 cột chống, gối lên các thanh thép a và d. Ta hàn tiếp các thanh thép 4 song song với hướng của đường bờ biển vào các cột chống và cho chúng gối đầu lên các đoạn thép chữ H175x175x7.5x11 đã được hàn sẵn. Thanh thép 5 được hàn vào 2 cột chống và cho chúng gối đầu lên đầu 2 thanh thép 4 ở hai bên. Các thanh thép 4 và 5 trong tầng liên kết dưới là các thanh thép chịu lực lớn nên có thể hàn luôn bộ phận giữ phao và chuyển lực cùng bơm nước áp lực cao chạy bằng pít tông lên thanh thép đó và thanh thép ở tầng liên kết trên. 3 phao đã gắn thanh thép có răng cũng được đưa vào để lắp vào bộ phận giữ phao và chuyển lực. Hàn thanh thép 6 vào 2 cột chống, gối lên các thanh thép a và d. Hàn thanh thép 7 vào 2 cột chống, gối lên các thanh thép b và e. Rồi mới hàn các thanh thép 8 vào 2 cột chống và cho chúng gối đầu lên đầu 2 thanh thép c ở hai bên. Thanh thép 8 trong tầng liên kết dưới là thanh thép chịu lực lớn nên có thể hàn luôn bộ phận giữ phao và chuyển lực cùng bơm nước áp lực cao chạy bằng pít tông lên thanh thép đó và thanh thép ở tầng liên kết trên. Phao đã gắn thanh thép có răng còn lại cũng được đưa vào để lắp vào bộ phận giữ phao và chuyển lực gắn trên 2 thanh thép đó. 3 ống dẫn nước chung được đặt trên tầng liên kết dưới và được gắn vào các ống thép của cột chống. Nối các ống dẫn nước của từng bơm với ống dẫn nước chung. Gắn thêm vào đầu ống dẫn nước chung đoạn ống nước có van để có thể điều chỉnh lượng nước chảy ra và có các đồng hồ đo áp lực và lưu lượng của nước là có thể theo dõi được áp lực nước và lưu lượng nước do 3 bơm nước chạy bằng pít tông bơm ra theo các độ cao của sóng biển và các mức nước ngập sâu thêm hoặc nông hơn so với mức ngập trung bình của phao để từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho việc xây dựng nhà máy thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển.
    3. Sau đó Công ty có thể dựng toàn bộ khung đỡ và lắp đặt các cụm tạo nguồn nước áp lực cao. Với độ cao của khung đỡ như vậy, các phao có thể hoạt động bình thường khi mực nước biển đã cao thêm 1 m so với hiện nay, thủy triều cao 2 m so với mực nước biển và sóng cao tới 10 m. Sơ đồ khảo sát, thử nghiệm và mở rộng cho toàn bộ khung đỡ như trong hình vẽ sau:
    [IMG]http://data.************/photo/up/19460a1ef8245705f0e7bcf96f5c2073.png[/IMG]
    Qua các bước khảo sát, thử nghiệm trên, Công ty Cơ khí có thể rút ra những kết luận cần thiết về nguồn nước cho việc xây dựng nhà máy thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển. Từ đó Công ty có thể trao đổi và hợp tác với Công ty Thủy điện về việc xây dựng nhà máy thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển.
    Trên đây là những dự kiến của tôi, không biết có gì sai sót không? Rất mong các bạn phát hiện những sai sót và góp ý để tôi sửa lại cho tốt hơn. Xin chân thành cám ơn.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Bổ sung thêm ngày 16/11/2014

    Nếu các cơ quan ngành điện chưa phối hợp với các cơ quan ngành dầu khí khảo sát, thử nghiệm thì các Công ty Cơ khí giàu tiềm năng cũng có thể làm được việc này.

    Đây là vấn đề rất lớn, các nước công nghệ tiên tiến đã nghiên cứu từ lâu mà không đạt được kết quả mong muốn, nếu ta làm thành công sẽ đem lại những lợi ích rất to lớn cho đất nước, cho loài người và các nước sẽ phải kính phục Việt Nam. Để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các Công ty Cơ khí phối hợp với các Công ty Thủy điện triển khai thực hiện việc khảo sát, thử nghiệm và xây dựng nhà máy thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển, kính mong Nhà nước cho một số cơ chế sau:

    1. Cho vay với lãi suất ưu đãi khi xây dựng công trình.

    2. Đối với nhà máy thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển đầu tiên, trong 5 năm đầu vận hành, xin cho 2 cơ chế sau:

    - Miễn các loại thuế.

    - Nếu giá thành phát điện của thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển rẻ hơn điện chạy than thì xin ngành điện vẫn mua điện bằng với giá của điện chạy than.

    Kính mong các cơ quan của Nhà nước quan tâm đến vấn đề này. Xin chân thành cám ơn.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    rất cảm ơn những thông tin anh đã chia sẻ.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Rất cám ơn bạn wd.support. Tôi rất mong được mọi người quan tâm đến vấn đề này.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    5
    Bổ sung thêm ngày 20/11/2014

    Trong bài ta đã làm dần từ ngoài vào trong. Nhưng ta cũng có thể làm dần từ trong ra ngoài cho dễ làm hơn theo sơ đồ trong hình vẽ sau:
    [IMG]http://data.************/photo/up/44f5220bd1e480dee6f6698e4cdcf875.png[/IMG]
    Nên lưu ý là sà lan cũng thường xuyên nâng lên, hạ xuống theo sóng nên việc dùng cần trục nhấc phao lên cho phao cao hơn sóng biển và cho thanh thép có răng áp vào vị trí đã định sẵn để điều chỉnh cũng không dễ dàng. Muốn làm việc này ta phải dùng ròng cọc đặt ở thanh thép cao nhất thả móc xuống, móc vào móc của phao để nhấc phao lên cao thì mới cố định được phao, cho thanh thép có răng áp vào vị trí đã định sẵn và điều chỉnh cho thanh thép đó tiếp xúc với bánh răng nhận lực và các bánh lăn, rồi vặn đai ốc lại cho chặt.
    Trong cụm tạo nguồn nước áp lực cao, một bánh răng trung gian nên làm để khi cần có thể nâng cao lên được một chút. Khi chưa bơm nước ta cho bánh răng này nâng lên, tuy các bánh răng trong bộ phận giữ phao và chuyển lực đang quay nhưng không truyền được chuyển động đó sang bơm nước.
    Chỗ để công nhân lắp ráp các thiết bị vào thanh thép chịu lực lớn và sau này cần đường đi lại để thường xuyên kiểm tra, tra dầu mỡ cho các thiết bị hoạt động tốt, phun sơn chống rỉ cho các thanh thép là những việc hết sức cần thiết. Vì vậy ngay từ khi hàn ở trên bờ, cần hàn ngay các đường đi đó. Cụ thể là đối với những cụm 3 cột chống phía trong cần hàn đường đi trên những đoạn thép thò ra, đối với những cụm 4 cột chống và những cụm 3 cột chống phía ngoài cần hàn đường đi vào các thanh thép a, b ngay sát các ống thép của cột chống. Khi đã cắm các cụm cột chống xuống nước, cần hàn trước đường đi để nối các cụm cạnh nhau với nhau rồi mới làm tiếp các việc khác.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    -Phía trên trụ đứng giữa phao nên có móc để việc nhấc phao lên được dễ dàng. Dùng ròng cọc đặt ở thanh thép cao nhất thả móc xuống, móc vào móc của phao để nhấc phao lên cao hơn mặt sóng và cố định phao, cho thanh thép có răng áp vào vị trí đã định sẵn và điều chỉnh cho thanh thép đó tiếp xúc với bánh răng nhận lực và các bánh lăn, rồi vặn đai ốc lại cho chặt.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Tôi chưa rõ bạn asalspammer định bình luận về vấn đề gì? Xin bạn nêu cho rõ vấn đề thì tôi mới trả lời được.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2016
    Bài viết
    22

    Trả lời chủ đề: Pes 2016 - update Data Pack 2.0 , TUT 1.03 & Viper 2.2

    Công ty Cơ khí Quốc Hòa ở Thái Bình đã chế tạo và thử nghiệm tầu ngầm Trường Sa 1 có chiều dài 9 mét, cao 3 mét, hoạt động bằng hệ thống không khí độc lập tuần hoàn AIP do Việt Nam tự thiết kế và chế tạo. Công ty Cơ khí Quang Trung ở Ninh Bình trước đây cũng đã muốn xây dựng nhà máy điện sóng biển tại Việt Nam. Các Công ty Cơ khí khác cũng có rất nhiều thế mạnh. Vì thế tôi viết bài này để xin các Công ty Cơ khí và các bạn giúp đỡ trong việc tạo nguồn nước cho thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển. Theo suy nghĩ của tôi có thể tiến hành dần từng bước như sau:

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 03:08 PM.