Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4

    Tăng khả năng chịu lực của khung đỡ trong thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển

    Việc xây dựng nhà máy thủy điện, đường dẫn nước và đê dưới nó thì các Công ty Thủy điện, Thủy lợi có thể làm rất dễ dàng. Lực lượng làm thủy điện ở nước ta rất mạnh. Khung đỡ trong thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển có thể làm từng cụm nhỏ trên bờ, sau đó cắm từng cụm xuống biển rồi kết nối chúng lại với nhau. Vấn đề còn lại là làm thế nào để tăng khả năng chịu lực của khung đỡ để chúng có thể chịu đựng được lực nâng lên, hạ xuống tối đa 42,5 tấn của phao hình trụ tròn đường kính 6 m và cao 3 m.
    Nếu tăng được khả năng chịu lực của khung đỡ sẽ tăng được rất nhiều khả năng phát điện khi sử dụng khoảng 1 km2 sóng biển. Cụ thể khi sử dụng khoảng 1 km2 sóng trên vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau với các phao hình trụ tròn đường kính 6 m và cao từ 2 m đến 3 m có kết quả tính toán như trong biểu sau:
    [IMG]http://data.************/photo/up/aa5098ab386b3977c5d8839dd499c279.png[/IMG]
    Trong bài: “Bổ sung thêm về thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển” đã được đăng ngày 19/04/2015 trong mục Nguồn nước & Môi trường trên trang Web vncold.vn của Hội Đập lớn và Phát triển Nguồn nước Việt Nam tôi đã vẽ thử sơ đồ “Các thanh thép đỡ các thanh thép chịu lực” trong mục 1.2. của bài để xin nhờ các chuyên gia thiết kế công trình tính toán giúp và cho biết làm như vậy sẽ chịu đựng được phao hình trụ tròn đường kính 6 m, nửa nổi nửa chìm có chiều cao cao nhất là bao nhiêu mét? Trong sơ đồ này tôi dự kiến dùng thép U300x90x9x12 làm các thanh thép chịu lực và thép U200x73x7x12 làm các thanh liên kết chéo, các thanh thép đỡ 2 cặp bánh lăn nối 2 thanh thép chịu lực trong 2 tầng liên kết của khung đỡ với nhau, các thanh thép đỡ các thanh thép chịu lực trong cả 2 tầng liên kết với hy vọng là nó có thể chịu đựng được phao hình trụ tròn đường kính 6 m, cao 2 m.
    Nay tôi định dùng thép U400x100x10.5x12 làm các thanh thép chịu lực và thép U300x90x9x12 làm các thanh liên kết chéo, các thanh thép đỡ 2 cặp bánh lăn nối 2 thanh thép chịu lực trong 2 tầng liên kết của khung đỡ với nhau, các thanh thép đỡ các thanh thép chịu lực trong cả 2 tầng liên kết như trong sơ đồ sau:
    [IMG]http://data.************/photo/up/e07eef6efe1516f6ef07258288f27937.png[/IMG]
    Trong đó:
    - Các thanh thép chịu lực trong 2 tầng liên kết đều bằng thép U400x100x10.5x12 dài 12 m.
    - Các thanh thép đỡ 2 cặp bánh lăn nối 2 thanh thép chịu lực trong 2 tầng liên kết của khung đỡ với nhau bằng thép U300x90x9x12 dài 5,2 m.
    - Các thanh thép đỡ đoạn giữa thanh thép chịu lực tầng liên kết trên bằng thép U300x90x9x12 dài 6,8 m.
    - Thanh thép đỡ thanh thép chịu lực tầng liên kết dưới bằng thép U300x90x9x12 dài 6 m. Đó là do khi dùng phao hình trụ tròn đường kính 6 m, cao 3 m thì 2 thanh thép chịu lực tầng liên kết dưới phải cao hơn mực nước biển trung bình 11,3 m nên bơm nước chạy bằng piston phải dài hơn 6,5 m và thanh thép đỡ thanh thép chịu lực tầng liên kết dưới phải gắn vào ống thép của cột chống cao hơn so với phần dưới của bơm nước.
    Khả năng chịu tải dọc trục của cọc bê tông dự ứng lực khá lớn, thí dụ như loại của Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức: Cọc đường kính 350 mm chiều dày cọc 65 mm, có khả năng chịu tải dọc trục như sau: loại A: 81 tấn, loại B: 76 tấn, loại C: 73 tấn, tính ra đường kính trong của cọc là 220 mm. Tra trên mạng, tôi thấy có loại thép ống đường kính 219,1 mm, loại dày nhất dày 32 mm, mỗi mét nặng 147,58 kg, giá 3.099.148 đồng. Vì vậy tôi dự kiến dùng loại cọc bê tông dự ứng lực đường kính 350 mm và dùng loại thép ống dày nhất này và dài 12 m làm ống thép của cột chống cho phao hình trụ tròn đường kính 6 m, cao 3 m. Như vậy mỗi ống thép sẽ nặng 1.771 kg và giá 37,19 triệu đồng.
    Khi dùng các thanh thép lớn này, việc gắn các thanh thép vào cột chống ở trên bờ cũng có một số thay đổi như sau: Do 2 thanh thép chịu lực tầng liên kết dưới phải cao hơn mực nước biển trung bình 11,3 m, nên nó phải cách vòng đệm thép hình vành khăn 5,8 m và thanh thép chịu lực tầng liên kết trên phải cách vòng đệm thép hình vành khăn 10 m. Mặt trên thanh thép chịu lực tầng liên kết trên sẽ cách vòng đệm thép hình vành khăn 10,4 m và mặt trên thanh thép chịu lực tầng liên kết trên sẽ gắn trên biển cách vòng đệm thép hình vành khăn 10,8 m. Như vậy ta sẽ phải dùng ống thép hình trụ tròn dài 12 m, trong đó phần nằm trong cọc bê tông dự ứng lực dài 1 m và phần thò ra ngoài dài 11 m. Các thanh thép chéo tầng liên kết dưới sẽ gắn cách vòng đệm thép hình vành khăn 4,6 m. Các thanh thép chéo tầng liên kết trên sẽ gắn cách vòng đệm thép hình vành khăn 9,3 m. Trục bánh răng nhận lực của bơm nước sẽ phải lui khoảng 0,1 m vào gần ống thép của cột chống hơn để sau này khi mực nước biển cao thêm 1 m, thủy triều đã lên tới đỉnh và sóng biển cao trên 10 m thì tay quay của bơm nước cũng không thể chạm vào phao.
    Kính mong các chuyên gia thiết kế công trình và các bạn giúp đỡ, tính toán giúp và cho biết làm như vậy có chịu đựng được phao hình trụ tròn đường kính 6 m, cao 3 m hay không? Nếu không được thì có thể chịu đựng được phao có chiều cao cao nhất là bao nhiêu mét? Có cách nào khác tốt hơn hay không? Nếu có, xin làm ơn chỉ giúp.
    Nếu làm như vậy có chịu đựng được phao hình trụ tròn đường kính 6 m, cao 3 m ta có thể tính thêm như sau:
    1. Tính đường kính các bánh răng và líp trong cụm tạo nguồn nước áp lực cao:
    Khoảng cách giữa tâm của 2 cột chống là 11,8 m, nên khoảng cách từ điểm giữa của thanh thép chịu lực đến tâm của cột chống là: 11,8/2 = 5,9 m.
    Do đã lui trục bánh răng nhận lực của bơm vào 2,4 m, nên khoảng cách từ điểm giữa của thanh thép chịu lực đến trục đó là: 5,9–2,4 = 3,5 m.
    Ta tính trong trường hợp dùng phao hình trụ tròn đường kính 6 m, cao 3 m và dùng bơm nước chạy bằng piston tác dụng kép thì tốc độ di chuyển của piston so với tốc độ nâng hạ phao là: 0,81 lần. Nhưng dùng bơm nước chạy bằng piston tác dụng đơn hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn nên tỷ số này sẽ là: 0,81x2 = 1,62 lần.
    Đầu tay quay của bơm nước chạy bằng piston di chuyển theo đường tròn có tốc độ là: 1,62 x 3,1416/2 = 2,5447 lần so với tốc độ nâng hạ phao.
    Truyền lực qua các bánh răng, nên tốc độ của răng chỉ thay đổi khi bánh răng nhận lực và truyền lực ở trên cùng 1 trục nhưng có đường kính khác nhau. Nếu ta cho bán kính bánh răng nhận lực của bơm bằng 0,393 lần chiều dài tay quay, tốc độ di chuyển của đầu tay quay sẽ là 2,5447 lần so với tốc độ nâng hạ phao. Để cho gọn ta quy tròn số 0,393 thành 0,4. Như vậy chiều dài tay quay sẽ là 0,5 m và bán kính bánh răng nhận lực của bơm là 0,2 m. Sơ đồ của các bánh răng và các líp trong 1 cụm tạo nguồn nước như trong hình đã vẽ trong mục 1.1.1.4. của bài: “Bổ sung thêm về thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển”.
    Giả thử đường kính của bánh răng nhận lực, bánh răng đầu ra, líp lớn trong bộ phận giữ phao và chuyển lực đều bằng 1 m, thanh thép có răng rộng 0,3 m thì khoảng cách từ điểm giữa của thanh thép chịu lực đến chỗ bắt đầu có bánh răng trung gian là: 0,3/2 + 2 x 1 = 2,15 m.
    Như vậy đường kính của bánh răng trung gian lớn là: 3,5–2,15-0,2 = 1,15 m.
    Nếu trong bộ phận giữ phao và chuyển lực đường kính của bánh răng nhỏ, bánh răng trung gian nhỏ và líp nhỏ đều bằng nhau thì chúng có đường kính là 1/2 = 0,5 m. Nếu đường kính của bánh răng nhỏ, líp nhỏ là 0,8 m thì bánh răng trung gian nhỏ có đường kính là 1-2x0,4 = 0,2 m.
    2. Tính lượng thép chữ U và ống thép cột chống đã dùng:
    - Thép chịu lực trong 2 tầng liên kết đều bằng thép U400x100x10.5x12 cần 26.439 thanh, mỗi thanh nặng 708 kg, giá 10.941.818 đồng, tổng trọng lượng: 26.439x708 = 18.718.812 kg, tổng giá: 26.439x10.941.818 = 289.290.726.102 đồng, quy tròn là 289,291 tỷ đồng.
    - Thép U300x90x9x12 dùng cho các việc sau:
    + Thép dùng làm liên kết chéo trong 2 tầng liên kết cần 33.987 thanh.
    + Thép đỡ 2 cặp bánh lăn nối 2 thanh thép chịu lực trong 2 tầng liên kết của khung đỡ với nhau dài 5,2 m và thép đỡ đoạn giữa thanh thép chịu lực tầng liên kết trên dài 6,8 m, cộng cả 2 đoạn thép này lại thì vừa đúng 1 thanh dài 12 m. Mỗi cụm tạo nguồn nước áp lực cao cần 2 thanh thép để làm những việc trên, nên số thanh thép cần dùng là: 2x8.813 = 17.626 thanh.
    + Thép đỡ thanh thép chịu lực tầng liên kết dưới cần 8.813 thanh dài 6 m, tính quy ra thép dài 12 m cần: 8.813/2 = 4.406,5 thanh
    Tổng cộng thép U300x90x9x12 là: 33.987+17.626+4.406,5 = 56.019,5 thanh, mỗi thanh nặng 457,2 kg, giá 8.104.909 đồng, tổng trọng lượng: 56.019,5x457,2 = 25.612.115,4 kg, tổng giá: 56.019,5x8.104.909 = 454.032.949.726 đồng, quy tròn là 454,033 tỷ đồng.
    - Ống thép của cột chống cần 8.820 ống, tổng trọng lượng là 1.771x8.820 = 15.620.220 kg, tổng giá là 37,19x8.820 = 328.015,8 triệu đồng.
    Như vậy tổng giá của các loại thép chữ U và ống thép là: 289,291+454,033+328,016 = 1.071,34 tỷ đồng. Số tiền này chưa có thuế VAT và giá thép thực tế có thể cao hơn nhưng chắc là không nhiều. Ngoài ra còn phải có thêm ít thép làm đường đi, bu lông, đai ốc, vòng đệm thép,... Nên tổng số tiền mua tất cả các loại thép để làm khung đỡ chỉ khoảng 1.500 tỷ đồng. Nếu ống thép không cần dày đến mức độ như vậy thì số tiền mua thép sẽ giảm đi.
    3. Lượng bê tông cốt thép trong đường dẫn nước và đê dưới nó:
    Trong mục 4. Thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển có khả năng khá rẻ hay không? thuộc phần IV của bài: “Thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển” (Bản bổ sung, sửa đổi ngày 07/08/2014) đường dẫn nước là hình chóp cụt tiết diện hình chữ nhật đáy nhỏ là 2x1=2 m2, đáy lớn là 12x10=120 m2 và dài 15.000 m. Ngoài ra còn đường nước nối từ đường dẫn nước tới nhà máy dài khoảng 1.000 m có tiết diện phía trong 120 m2. Tổng khối lượng bê tông cốt thép cho đường dẫn nước và đê dưới nó cần khoảng từ 207.182 m3 đến 299.163 m3. Lưu lượng nước lớn nhất khi dùng phao hình trụ tròn đường kính 6 m, cao 3 m chỉ là 318 m3/s khi sóng cao 3,4 m. Khi đó nước trong đường dẫn chỉ cần chảy với tốc độ dưới 3 m/s. Độ cao sóng bình quân trên các vùng biển gần bờ của nước ta chỉ dưới 2 m, nên tốc độ bình quân của nước trong đường dẫn chỉ là dưới 2 m/s. Khối lượng bê tông cốt thép đó tuy lớn nhưng không phải quá nhiều vì Thủy điện Tuyên Quang có công suất lắp máy 342 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1.295 triệu KWh, phải đổ 950.103 m3 bê tông. Nhưng khi sử dụng khoảng 1 km2 sóng biển ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có thể cho sản lượng điện trung bình hàng năm là từ 2.663,6 triệu KWh đến 2.720,3 triệu KWh nhiều gấp từ 2,06 lần đến 2,1 lần so với Thủy điện Tuyên Quang.
    Thủy điện là loại điện có giá thành phát điện thấp nhất so với các loại điện ở nước ta hiện nay. Nhưng trong bài: “Nhà máy thủy điện Đakdrinh sẵn sàng phát điện tổ máy số 1” trên trang Web nangluongvietnam.vn ngày 18/02/2014 thì nhà máy thủy điện Đakdrinh đang xây dựng tại xã Sơn Tây (Quảng Ngãi) có công suất lắp máy 125 MW, bao gồm 2 tổ máy, sản lượng điện bình quân hàng năm dự kiến 540 triệu KWh, tổng mức đầu tư 4.911 tỷ đồng. Tính ra bình quân vốn đầu tư cho sản lượng điện 1 triệu KWh/năm là 9,094 tỷ đồng. Nếu ta dùng số này để tính cho vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau với sản lượng điện hàng năm từ 2.663,6 triệu KWh đến 2.720,3 triệu KWh thì vốn đầu tư sẽ là 24.222,8 tỷ đồng đến 24.738,4 tỷ đồng. Như trên ta đã tính được tổng số tiền mua tất cả các loại thép để xây dựng khung đỡ chỉ khoảng 1.500 tỷ đồng, số lượng bê tông cốt thép để xây dựng đường dẫn nước và đê dưới nó rất nhỏ so với khi xây dựng Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang. Không biết là vốn đầu tư cho nhà máy thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển khi sử dụng khoảng 1 km2 sóng biển trên vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có cao đến mức như vậy hay không?
    Kính mong các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề này và giao cho cán bộ kỹ thuật tính toán thật kỹ để có thể biết được giá thành phát điện của thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển so với giá thành phát điện của thủy điện và điện chạy than ra sao?
    Không biết là những tính toán trên đây của tôi có sai sót gì hay không? Rất mong mọi người giúp đỡ và góp ý để tôi sửa lại cho tốt hơn. Xin chân thành cám ơn.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Bổ sung thêm ngày 25/6/2015 về việc lắp ghép sao cho thanh thép có răng vào đúng vị trí của nó


    Sau khi đã gắn được 2 thanh thép U300x90x9x12 vào thanh thép chịu lực trong 2 tầng liên kết (trên 2 thanh thép U300x90x9x12 này đã có 2 bánh lăn sẽ áp sát vào phía trong của thanh thép có răng) và đã gắn được bánh răng nhận lực, bánh lăn có răng, 2 bánh lăn sẽ ép vào phía sau của thanh thép có răng,... việc lắp ghép sao cho thanh thép có răng vào đúng vị trí của nó không hề đơn giản vì phao, trụ thép và thanh thép có răng nặng tới 42,5 tấn và luôn nâng lên, hạ xuống theo sóng. Việc này lại phải làm tới 8.813 lần nên chắc là nhiều người còn nghi ngại về vấn đề này. Vì thế tôi xin phép trình bày cách làm như sau:
    Gắn 2 ròng rọc vào thanh thép chịu lực tầng liên kết dưới ở 2 nơi cách ống thép của cột chống khoảng 1,5 m. Dùng cần trục gắn trên xà lan đưa phao vào gần vị trí cần lắp ghép. Người đứng trên đường đi tầng liên kết dưới dùng que dài khoảng 14 m, đầu có chỗ cặp để móc móc thép ở đầu cáp vào vòng thép ở trụ thép của phao, cuối của que dài buộc 1 đoạn dây và đầu dây buộc vào ống thép của cột chống để que dài không thể rơi xuống biển. Sau đó móc vào đầu của mỗi cáp một vật nặng để kéo căng 2 sợi cáp. Do ròng rọc ở sát mép thanh thép chịu lực tầng liên kết dưới và trụ thép trên phao hơi lệch về phía trước nên khi cáp bị kéo căng thì thanh thép có răng sẽ hơi nghiêng về phía thanh thép chịu lực. Sóng nâng lên, hạ xuống một lúc thì thanh thép có răng sẽ áp sát vào thanh thép chịu lực tầng liên kết trên. Nếu thấy thanh thép có răng lệch về bên nào thì đặt vật nặng bên đó lên đường đi cho cáp chùng xuống và sang phía bên kia kéo cáp làm cho thanh thép có răng chuyển dịch sang phía đó. Lưu ý là thanh thép có răng luôn luôn chuyển động nên chỉ cho nó áp sát vào đúng vị trí thích hợp hoặc hơi lệch về bên không có răng. Người đứng ở đường đi tầng liên kết trên dùng đoạn thép trên đầu có bánh lăn ngang nhỏ để đẩy hoặc kéo thanh thép có răng vào đúng vị trí thích hợp. Cần có thêm bánh răng nhỏ là do thanh thép có răng luôn nâng lên, hạ xuống, khi đẩy hoặc kéo phía sau của thanh thép có răng thì bánh lăn phải quay theo và không kéo mạnh đoạn thép cầm trong tay, khi đẩy ra ngoài hoặc kéo vào trong thanh thép có răng thì bánh lăn cũng phải quay theo và cũng không kéo mạnh đoạn thép cầm trong tay. Tại vị trí thích hợp này đã có bánh lăn có răng, bánh lăn ép vào phía sau của thanh thép có răng, bánh lăn áp sát vào phía trong của thanh thép có răng và thanh thép có răng tiếp xúc với các bánh lăn này ở tầng liên kết trên. Trong bài: “Thử ước tính tổng mức đầu tư của thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển” tôi đã dự kiến 4 bánh lăn ép vào 2 bên thanh thép có răng đều có đường kính là 0,2 m và dày 0,2 m. Xin nói thêm là các bánh lăn trên đều quay trên trục của nó để ta chỉ cần hàn 2 đầu trục vào thân thép của 2 thanh thép U300x90x9x12 là xong và ta khoan thêm 2 lỗ cách chỗ hàn khoảng 5 cm về 2 phía để sẽ đút bu lông vào 2 lỗ đó. Những việc này đều làm ở trên bờ. Thí dụ như trục của bánh lăn có đường kính 4 cm thì khi đã gắn 2 thanh thép U300x90x9x12 vào 2 thanh thép chịu lực trên 2 tầng liên kết, bánh lăn sẽ nhô ra 2 cm so với thanh thép chịu lực. Nhưng bánh lăn ép vào phía ngoài thanh thép có răng lại được gắn trên biển, bánh lăn này nặng tới hơn 49 kg, rất khó lắp ghép. Vì vậy ta nên giảm đường kính của bánh lăn phía ngoài còn 10 cm, trọng lượng bánh lăn chỉ còn hơn 12 kg. Thí dụ như trục của bánh lăn này cũng có đường kính 4 cm, ta cũng hàn 2 đầu trục vào giữa 2 miếng thép dày dài khoảng 16 cm và ta khoan thêm 2 lỗ cách chỗ hàn khoảng 5 cm về 2 phía để sẽ đút bu lông vào 2 lỗ đó. Việc này cũng phải làm sẵn từ trên bờ, để cho gọn ta tạm gọi bộ phận này là bánh lăn nhỏ. Thanh thép có răng dày 2 cm nên 2 bánh lăn ép vào 2 bên nó phải cách nhau hơn 2 cm, thí dụ như 2,2 cm chẳng hạn. Khi đó khoảng cách giữa thanh thép U300x90x9x12 và miếng thép dày là: 2+10+2,2+5+2 = 21,2 cm. Để giữ được khoảng cách này, ta phải lồng thêm vào bu lông 1 ống thép có đường kính trong lớn hơn đường kính của bu lông một chút và 1 đai ốc trong, tổng cộng cả ống thép và đai ốc dài 21,2 cm. Như vậy bu lông phải dài hơn, đầu thon và phần có răng thò ra vài cm hoặc dài hơn nữa để dễ cho vào các lỗ đã khoan. Hai người đứng ở đường đi tầng liên kết trên, cầm 2 đầu bánh lăn nhỏ đã cắm bu lông, đã lồng ống thép và đã vặn tạm đai ốc trong để ống thép khỏi rơi, đưa nó ra phía ngoài thanh thép có răng rồi đút 4 đầu bu lông thò ra vào 4 lỗ đã khoan trên 2 thanh thép U300x90x9x12, vặn tạm đai ốc ngoài để giữ yên bánh lăn nhỏ, sau đó vặn lại đai ốc trong, đai ốc ngoài cho thật chặt, rồi cưa đầu thừa đi. Khi cho 4 đầu bu lông thò ra vào 4 lỗ đã khoan thì 2 đầu bu lông trước cho dễ hơn 2 đầu bu lông sau. Thanh thép chỉ có răng ở 1 phía và phía có răng nguy hiểm hơn, vì vậy nên cho trước 2 đầu bu lông thò ra vào 2 lỗ đã khoan ở phía có răng trước, sau đó mới cho tiếp phía bên kia. Xin nói thêm là nếu cho 2 thanh thép U300x90x9x12 chỉ cách nhau 30 cm và các lỗ được khoan giữa thân thép có đường kính 3 cm thì khoảng cách từ răng của thanh thép có răng đến lỗ khoan khoảng 16,5 cm. Nếu cho 2 thanh thép cách nhau xa hơn thì khoảng cách từ răng của thanh thép có răng đến lỗ khoan sẽ xa hơn. Để an toàn hơn, nên có dụng cụ nhỏ nhẹ cặp các đầu bu lông thò ra và cho chúng vào các lỗ đã khoan. Hàn lại tất cả các chỗ tiếp xúc cho thật chắc chắn. Sau đó xuống tầng liên kết dưới làm những việc như thế, nên lưu ý là thanh thép có răng hơi nghiêng nên nó chưa tiếp xúc ngay với bánh lăn sẽ áp sát vào phía trong, vì thế bu lông của bánh lăn nhỏ phải thò ra dài hơn để có thể cho vào 4 lỗ đã khoan trên 2 thanh thép U300x90x9x12. Bỏ quả nặng ở 2 đầu cáp đi, cáp sẽ chùng hẳn xuống và móc ở đầu cáp sẽ rơi ra khỏi vòng thép ở trụ thép đứng trên phao. Nếu nó chưa rơi thì cầm que dài tháo móc ở đầu cáp ra khỏi vòng thép. Sau đó thu dọn lại ròng rọc và các vật dụng đó để chuyển đi làm cho phao khác.
    Tôi cũng đã có phương án lợi dụng sóng biển để bắt sóng nâng phao lên và giữ cho nó dao động trong khoảng nhỏ ở chỗ thích hợp để lắp ghép. Nhưng phương án này cần có 2 ròng rọc đặc biệt và phải dùng 2 cáp lớn, mỗi cáp có thể chịu được lực kéo trên 50 tấn, nên tôi không trình bày ở đây.
    Bạn nào còn nghi ngại gì khác về việc dựng khung đỡ và lắp đặt các thiết bị trên nó, xin cho biết để tôi tiếp tục nghiên cứu và trả lời tiếp.
    Rất mong các bạn phát hiện những sai sót và đóng góp ý kiến để tôi sửa lại cho tốt hơn. Xin chân thành cám ơn.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Tôi đã cố đưa thêm bài: "Khắc phục tình trạng co dãn vì nhiệt trong thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển?" lên mục HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MỚI của Diễn đàn. Nhưng rất tiếc rằng trong mục này không có nút Chủ đề mới. Tôi đã đăng ký thêm tài khoản canlevinh1, nhưng cũng không có nút này. Hôm nay tôi đã đưa bài này lên Diễn đàn Tài nguyên nước Việt Nam. Vì vậy rất mong các bạn xem giúp bài đó, phát hiện những chỗ còn sai sót và góp ý để tôi sửa lại cho tốt hơn. Xin chân thành cám ơn.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Dec 2016
    Bài viết
    22

    Đâu là ưu điểm của dòng máy tính xách tay Dell?

    Khung đỡ trong thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển không phải xây dựng từ dưới đáy biển lên, mà chỉ cần cắm cột chống xuống nơi đáy biển tương đối bằng phẳng, không có đá ngầm sâu khoảng 5 m đến 6 m cho cách đều nhau khoảng gần 12 m. Các thanh thép dài 12 m được hàn vào đỉnh cột chống và phía dưới đỉnh khoảng 3 m đến 4 m, tạo thành 2 tầng liên kết. Như vậy khung đỡ sẽ tạo thành khối vững chắc do trong mỗi tầng liên kết các thanh thép này là các cạnh của các tam giác đều có đỉnh là các cột chống và phía dưới các cột chống là các đinh mũ cắm sâu xuống đáy biển. Số lượng cột chống và các thanh thép dài 12 m trên 2 tầng liên kết không nhiều. Khi sử dụng khoảng 1 km2 sóng biển, khung đỡ có thể gắn được 8.953 cụm tạo nguồn nước áp lực cao và 1.279 ống dẫn nước nhưng chỉ cần có 8.960 cột chống và 48.614 thanh liên kết. Mỗi cụm tạo nguồn nước áp lực cao gồm: phao, bộ phận giữ phao và chuyển lực, bơm nước áp lực cao chạy bằng pít tông. Bơm nước chỉ cần loại đơn giản, không cần phải có hệ thống truyền động thủy lực, không sợ bơm quá dài vì trên khung đỡ đã có những chỗ để gắn loại bơm dài đó. Bơm nước chỉ cần đầu bơm, không cần động cơ vì đã có sẵn nguồn lực rất lớn từ sóng biển rồi.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2016
    Bài viết
    15
    Khung đỡ trong thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển không phải xây dựng từ dưới đáy biển lên, mà chỉ cần cắm cột chống xuống nơi đáy biển tương đối bằng phẳng, không có đá ngầm sâu khoảng 5 m đến 6 m cho cách đều nhau khoảng gần 12 m. Các thanh thép dài 12 m được hàn vào đỉnh cột chống và phía dưới đỉnh khoảng 3 m đến 4 m, tạo thành 2 tầng liên kết. Như vậy khung đỡ sẽ tạo thành khối vững chắc do trong mỗi tầng liên kết các thanh thép này là các cạnh của các tam giác đều có đỉnh là các cột chống và phía dưới các cột chống là các đinh mũ cắm sâu xuống đáy biển. Số lượng cột chống và các thanh thép dài 12 m trên 2 tầng liên kết không nhiều. Khi sử dụng khoảng 1 km2 sóng biển, khung đỡ có thể gắn được 8.953 cụm tạo nguồn nước áp lực cao và

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 02:58 PM.