Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5

    Khung đỡ trong điện sóng biển

    Khung thép trong điện sóng biển, tôi đã trình bày trong phần đầu của bài: “Điện sóng biển đắt hay rẻ và có ảnh hưởng gì đến môi trường biển hay không?”. Do khung thép vô cùng quan trọng trong điện sóng biển, nên sau khi biết có Diễn đàn Kỹ sư Công trình biển offshorevn.com, ngày 01/10/2012 tôi đã đưa lên Diễn đàn này bài: “Khung thép trong điện sóng biển có thể vững vàng trước sóng gió của bão lớn không?” trong mục Giàn Cố định. Theo yêu cầu của các bạn trên Diễn đàn này, trong bài này tôi đã vẽ thêm sơ đồ của khung thép và bổ sung thêm một số chi tiết. Các bạn trên Diễn đàn này đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình và đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu. Vừa qua tôi lại tìm được: “Bản đồ độ sâu đáy biển vùng biển Việt Nam và kế cận”. Vì thế suy nghĩ của tôi về khung thép cũng đã có những thay đổi. Sau đây là những suy nghĩ mới của tôi:
    1. Cột chống trong khung thép:
    Khi tôi nêu vấn đề: Nếu ta nhồi đầy bê tông vào trong ống thép, phía ngoài của ống cũng phủ một lớp bê tông dày chỉ để hở khoảng 10 m ở phía trên thôi và mũ của đinh mũ nhọn ở phía dưới cũng bọc bê tông luôn thì khả năng chịu lực có tăng lên được nhiều hay không? Tuổi thọ của cột chống có thể tăng thêm được khoảng bao nhiêu năm? Một bạn ở Diễn đàn Kỹ sư Công trình biển cho biết: Việc bê tông hóa như vậy hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng tại sao không sử dụng cọc bê tông dự ứng lực như vẫn thường được sử dụng khi xây dựng cảng biển.
    Tôi hỏi: Cọc bê tông dự ứng lực như vậy có thể dài được tối đa là bao nhiêu? Bạn đó trả lời: Chiều dài cọc ở những cảng mà bạn ấy đã tham gia thiết kế + thi công từ 10m đến 60m, những cọc dài hơn có thể tổ hợp thành từ những đoạn cọc ngắn.
    Nhìn: “Bản đồ độ sâu đáy biển vùng biển Việt Nam và kế cận” tôi thấy trong 6 vùng biển gần bờ thì 4 vùng biển có đường đẳng sâu 20 m ở khá xa bờ. Đó là các vùng biển: Cà Mau đến Kiên Giang, Bình Thuận đến Cà Mau, Bắc Vịnh Bắc Bộ và phần phía bắc của vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ. Tại vùng biển có nhiều thuận lợi nhất là vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau, nhiều nơi đường này xa đến vài chục km, rất thuận lợi cho các khung thép trong điện sóng biển vươn xa ra ngoài biển để đón nhận sóng lớn. Như vậy tại nhiều vùng biển của nước ta, việc dùng các cọc bê tông dự ứng lực để làm cột chống của khung thép trong điện sóng biển rất thuận lợi.
    Vấn đề đặt ra là cảng biển ở ngay cạnh bờ, các cọc đóng gần nhau, nhưng khung thép trong điện sóng biển lại cần phải vươn xa ra ngoài biển để đón sóng lớn và các cọc phải đóng xa nhau khoảng gần 12 m. Điều kiện làm việc ở 2 nơi đó hoàn toàn khác xa nhau nên cách dùng cọc bê tông dự ứng lực cũng có thể khác nhau.
    Cọc cần đóng sâu xuống đáy biển cho vững chắc, nhưng phải đóng sâu xuống bao nhiêu để khi sử dụng cọc không còn tiếp tục lún sâu thêm xuống nữa. Nếu cọc phải đóng xuống quá sâu, tổng chi phí cho 1 cọc lên quá cao thì phương án đó sẽ không được chấp nhận. Vì thế ta cần nghĩ cách sử dụng cọc cho phù hợp với điều kiện của khung thép trong điện sóng biển.
    Mỗi người có thể có những suy nghĩ, có những cách làm khác nhau để làm việc đó. Sau đây là suy nghĩ của tôi, rất mong các bạn góp ý để tôi sửa lại cho tốt hơn:
    Đường đẳng sâu 20 m ở khá xa bờ, có những nơi đến vài chục km nên ta cũng chỉ cần tính cho khung thép ra đến nơi biển sâu 15 m mà thôi. Thủy triều lên xuống thường xuyên, phao trong điện sóng biển không nên để chạm đáy biển vì thế tôi tạm để nơi nông nhất có cột chống là 5 m cho an toàn. Với độ sâu từ 5 m đến 15 m như vậy ta có 2 phương án sau:
    1.1. Phương án thả cột chống để nó tự cắm xuống biển sâu dần tới vị trí ổn định:
    Ta chỉ cần dùng những đoạn ống bê tông dự ứng lực (không có mũi) dài từ 10 m đến 20 m. Nhưng ta phải thêm đinh mũ bê tông gắn vào phía dưới ống bê tông và ống thép tròn gắn vào phía trên ống.
    - Đinh mũ bê tông gồm mũi nhọn dài 2 m ở phía dưới, mũ rộng vành ở phía trên, chóp mũ ở trên cùng. Chóp mũ hình trụ tròn, đầu thon để có thể dễ dàng cho khít vào lỗ tròn của ống bê tông. Mũ của đinh đủ rộng thì cột chống không thể lún sâu thêm được nữa. Độ rộng của vành mũ, xin nhờ các chuyên gia về công trình biển tính giúp.
    - Ống thép tròn là ống thép đúc dài khoảng 11 m và có phần dưới làm hơi thon một chút để dễ dàng cho khít vào lỗ tròn của ống bê tông. Phía trên ống thép có cắm thêm mũ thép vành nhỏ, đường kính vành mũ bằng đường kính ống thép như đã trình bày trong phần đầu của bài: “Điện sóng biển đắt hay rẻ và có ảnh hưởng gì đến môi trường biển hay không?”. Độ dày mỏng của các vành mũ thép giúp ta dễ dàng điều chỉnh độ dài của cột chống trong phạm vi nhỏ.
    Dưới đây là hình ảnh cọc bê tông ly tâm dự ứng lực của Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức:
    [IMG]http://data.************/photo/up/6fedc9ae4092ba19b3f7978d2b452c08.bmp[/IMG]
    Tầng liên kết trên, tầng liên kết dưới và cách dựng khung thép giống hệt như trong bài đã nói trong đoạn trên. Chỉ khác ở 2 điểm sau:
    - Tầng liên kết dưới gắn vào ống thép ngay trên chỗ tiếp xúc giữa ống bê tông và ống thép. Như vậy tầng liên kết dưới sẽ cao hơn mực nước biển khoảng hơn 5 m và thấp hơn tầng liên kết trên khoảng gần 10 m.
    - Có thêm thanh thép chữ I lớn gắn vào phần thép của 2 cột chống cách thanh thép chữ U lớn chịu lực khoảng 3 m về phía dưới và có những đoạn thép nối 2 thanh thép này với nhau tạo thành khung chịu lực. Bộ phận giữ phao gắn vào khung cũng được sửa lại như sẽ trình bày trong phương án sau.
    Về cách dựng khung đỡ, xin bổ sung thêm chi tiết sau: Vùng biển gần bờ đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng được phù sa sông Cửu Long, sông Hồng lắng đọng xuống từ nhiều triệu năm nay nên sẽ khá bằng phẳng, càng ra xa bờ càng sâu hơn, rất ít gặp đá ngầm, trong một vùng nhỏ lớp đất trên cùng ở đáy biển có thể khá giống nhau. Thả thước dây xuống đo trước để chọn cột chống có độ dài thích hợp trước khi thả nó xuống đáy biển sẽ giúp cho đỉnh của các cột chống cao tương đối bằng nhau. Vì thế khi tự cắm sâu xuống đến vị trí ổn định, đỉnh của các cột chống có khả năng vẫn cao tương đối bằng nhau. Nhờ 2 tầng liên kết, trọng lượng của khung đỡ sẽ dồn vào đè nặng lên những chỗ chưa cắm sâu xuống hết đinh mũ. Khi phần lớn các cột chống đã xuống đến vị trí ổn định rồi, chỉ còn một số nhỏ chưa cắm sâu xuống hết đinh mũ cũng không sao vì nhờ có 2 tầng liên kết, sóng to gió lớn cũng không lay chuyển nổi khung đỡ.
    1.2. Phương án đóng cột chống:
    Cột chống cũng giống như trong phương án đầu nhưng:
    - Đoạn ống bê tông phải dài từ 17 m đến 27 m.
    - Đinh mũ bê tông phải dài hơn. Đinh mũ dài và nhọn thì việc đóng xuống đáy biển cho đến khi ngập hết phần đinh sẽ nhẹ nhàng hơn đóng cọc bê tông dự ứng lực rất nhiều. Đinh đủ dài thì cột chống sẽ vững chắc. Mũ của đinh đủ rộng thì cột chống không thể lún sâu thêm được nữa. Độ dài của đinh và độ rộng của mũ, xin nhờ các chuyên gia về công trình biển tính giúp. Ta cũng có thể thay đinh mũ bê tông bằng 1 đoạn cọc bê tông dự ứng lực có mũi và 1 vành mũ bê tông tròn có 2 chóp mũ ở hai bên. 2 chóp mũ này cũng có hình trụ tròn, đầu thon để có thể dễ dàng cho khít vào lỗ tròn ở phía dưới của ống bê tông và lỗ tròn của đoạn cọc bê tông có mũi. Nhưng có lẽ là việc đóng cột chống xuống sẽ vất vả hơn và lâu hơn.
    - Ống thép tròn là ống thép đúc dài khoảng 4 m. Đầu ống thép cũng có mũ thép, nhưng mũ này không có chóp mũ vì đây chính là nơi búa máy đập xuống. Sau khi đóng xong cột chống, ta sẽ bỏ mũ này đi.
    Khi đóng cột chống, đinh mũ và ống thép sẽ ngập sâu thêm vào ống bê tông và càng gắn chặt vào nó hơn.
    Phương án đầu đã trình bày trong phần đầu của bài: “Điện sóng biển đắt hay rẻ và có ảnh hưởng gì đến môi trường biển hay không?” và phần hơi khác một chút đã nói ở trên rồi, nên trong bài này chỉ nói đến phương án sau.
    Trong cả 2 phương án các cột chống không còn hoàn toàn bằng thép nữa nên tên khung thép cũng nên đổi lại thành khung đỡ.
    2. Khung đỡ và cách dựng:
    2.1. Khung đỡ:
    Khung đỡ gồm các cột chống và tầng liên kết. Tầng liên kết gồm các khung chịu lực xếp nối đuôi nhau thành từng hàng và các thanh thép chữ I lớn dài 12 m nối cột chống của 2 hàng cạnh nhau với nhau. Khung chịu lực gồm thanh thép chữ U lớn dài 12 m gắn trên đỉnh của 2 cột chống cạnh nhau trong cùng hàng và thanh thép chữ I lớn dài 12 m cũng gắn vào 2 cột chống đó ở trên nơi tiếp giáp giữa đoạn ống bê tông và ống thép. 2 thanh thép song song này được nối với nhau bằng những đoạn thép, tạo thành khung chịu lực. Phía trên của thanh thép chữ U lớn có gắn bộ phận giữ phao, phần chuyển lực và bơm nén khí. Thanh thép chữ I lớn trong khung chịu lực có nhiệm vụ để giữ phần dưới của bộ phận giữ phao. Dùng bơm nén khí nhiều tầng đồng trục, nếu thấy không cần thiết phải chuyển từ chuyển động tròn quay đi quay lại thành chuyển động tròn quay theo một chiều nhất định thì ta có thể bỏ phần chuyển lực đi.
    Tầng liên kết của khung đỡ tạo thành hình lục giác dẹt kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam để đón nhận sóng của gió đông bắc và gió tây nam. Trong tầng liên kết các cột chống tạo thành các đỉnh của các tam giác đều, khung chịu lực và các thanh thép chữ I tạo thành các cạnh của các tam giác đều.
    Như vậy tuy chỉ có 1 tầng liên kết, nhưng mỗi cột chống có nhiều mối liên kết: Mỗi cột chống nằm phía trong có 8 mối liên kết. Mỗi cột chống nằm trên 2 hàng ngoài cùng có 6 mối liên kết. Mỗi cột chống ở đầu hàng ngoài cùng có 4 mối liên kết. Mỗi cột chống ở đầu hàng phía trong có 5 mối liên kết. Mỗi cột chống ở đầu hàng giữa có 4 mối liên kết.
    Chiều dày của các ống thép, độ lớn của các thanh thép trên tầng liên kết và thanh thép có răng đứng giữa phao xin nhờ các chuyên gia về cơ khí và các chuyên gia về công trình biển chọn giúp cho chính xác và đảm bảo độ an toàn.
    Nếu phao cũng được làm bằng bê tông cốt thép thì phần thép thường xuyên phải ngâm trong nước biển chỉ còn đường ống chính để dẫn khí nén từ khung đỡ về kho chứa khí nén mà thôi.
    Sơ đồ tầng liên kết của khung đỡ nhìn từ trên xuống như trong hình vẽ dưới đây:
    [IMG]http://data.************/photo/up/ae7802499f054017645823f92a75274b.bmp[/IMG]
    Bộ phận giữ phao cũng có thay đổi so với trước. Nó gồm trục thép tròn có 2 bánh răng ở 2 bên và 1 bánh lăn thép để giữ phía sau thanh thép lớn có răng ở ngay chính giữa phao thường xuyên chạy lên chạy xuống. Một bên của trục thép tròn là bánh răng giữ phao tiếp xúc với răng của thanh thép lớn có răng. Một bên là bánh răng lớn hơn để truyền lực cho phần chuyển lực. Bánh răng giữ phao cần đủ lớn để dễ dàng nhận hết lực. Để thanh thép có răng không chạy được ra ngoài bánh răng và bánh lăn thép thì ở ngay cạnh đó cần có thêm cặp bánh lăn thép ép vào hai bên thanh thép có răng.
    Đề phòng trường hợp phao có thể đập vào cột chống, bộ phận giữ phao phải có thêm bánh răng, bánh lăn thép ở phía dưới và cặp bánh lăn ép hai bên làm cho thanh thép có răng chỉ có thể chạy lên, chạy xuống theo phương thẳng đứng. Thanh thép có răng nên dùng loại thép có tính đàn hồi cao để khi phao bị lệch đi thì thanh thép có răng sẽ cong đi một chút, sau đó sẽ thẳng trở lại.
    Sơ đồ bộ phận giữ phao nhìn ngang như trong hình vẽ dưới đây:
    [IMG]http://data.************/photo/up/42e0d486187ea86f258ceef58a80d3c4.bmp[/IMG]
    2.2. Cách dựng khung đỡ:
    Việc đầu tiên phải làm là đo độ sâu của biển ở nơi phải đóng cột chống sâu nhất. Thí dụ như nơi này có độ sâu là 13 m thì ta chỉ cần mua những đoạn ống bê tông dự ứng lực dài từ 17 m đến 25 m.
    Đòi hỏi cột chống phải thật thẳng hàng và cách đều nhau để tạo thành các đỉnh của các tam giác đều như trong phương án đầu là điều rất khó làm. Vì vậy chỉ cần cột chống tương đối thẳng hàng và cách nhau gần 12 m là được. Thí dụ như tim trên đỉnh của các cột chống này cách nhau trung bình khoảng 11,7 m chẳng hạn. Nên có thanh thép đo để khi áp thanh thép này vào 2 cột chống cạnh nhau ta có thể biết ngay tâm của 2 cột chống này có cách nhau khoảng 11,7 m hay không?
    Việc đóng cột chống có thể đóng theo từng hàng. Sau khi đóng xong cột chống thứ nhất, nên dùng thanh thép đo để thả cột chống thứ hai và đóng xuống biển cho khoảng cách giữa 2 cột chống khoảng 11,7 m. Sau khi đóng được một số cột chống tương đối thẳng hàng và cách nhau khoảng 11,7 m, ta có thể hàn những thanh thép chữ I lớn dài 12 m vào các ống thép ở ngay gần chỗ tiếp giáp giữa ống thép và ống bê tông. Sau đó lại tiếp tục đóng tiếp các cột chống khác trong hàng và hàn tiếp các thanh thép chữ I lớn khác. Biển ngày càng sâu dần nên độ dài của các cột chống cũng phải tăng dần. Sau khi xong hết cả hàng, ta bỏ những mũ thép trên đỉnh cột chống ra và nhìn xem đỉnh của những ống thép này nhô lên cao thấp ra sao. Ta có thể đội mũ thép cho những đầu ống thép thấp. Vành mũ thép có thể làm nhiều loại dày mỏng khác nhau, nên ta có thể đội mũ thép cho đỉnh của các cột chống cao tương đối bằng nhau. Nếu đầu ống thép nào quá cao, ta có thể cắt bớt đi. Rồi ta hàn những thanh thép chữ U lớn lên đầu của các cột chống trong hàng.
    Trên hàng thứ hai, ngay từ cột chống đầu tiên đã phải cách đều 2 cột chống cạnh nó của hàng thứ nhất khoảng 11,7 m. Các cột chống sau phải cách đều 2 cột chống cạnh nó của hàng thứ nhất và cột chống trước nó khoảng 11,7 m. Các cột chống trong hàng thứ hai cũng phải tương đối thẳng hàng. Sau khi đóng được vài cột chống, ta có thể hàn những thanh thép chữ I lớn dài 12 m để nối cột chống của hàng thứ hai với cột chống của hàng thứ nhất, chỗ hàn ở ngay gần đỉnh của các ống thép. Rồi ta hàn tiếp các thanh thép chữ I lớn dài 12 m vào các ống thép ở ngay gần chỗ tiếp giáp giữa ống thép và ống bê tông như đã làm đối với hàng thứ nhất. Sau đó cứ tiếp tục làm như thế cho đến hết hàng. Rồi ta bỏ những mũ thép trên đỉnh cột chống ra, sử lý đầu của những ống thép cho cao tương đối bằng nhau và hàn những thanh thép chữ U lớn lên đầu của các cột chống đó.
    Các hàng sau cũng tiếp tục làm như hàng thứ hai. Sau đó trên từng hàng, ta hàn các đoạn thép nối các thanh thép chữ U lớn với các thanh thép chữ I lớn để tạo thành các khung chịu lực.
    Như vậy nơi thấp nhất của phần có thép trong khung đỡ sẽ cao hơn mực nước biển khoảng 12 m. Các thiết bị như bộ phận giữ phao, phần chuyển lực, bơm nén khí và đường ống dẫn khí nén từ bơm nén khí đến đường ống chính dẫn khí nén đều cao ở hơn mực nước biển trên 15 m.
    3. Cột chống của khung đỡ cho phao hình trụ tròn đường kính 6 m và cao 3,5 m:
    Tra trên mạng máy tính, tôi thấy nhiều nơi có cọc bê tông dự ứng lực. Thí dụ như Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức trên trang Web betongthuduc.com có nhiều loại cọc ống đường kính từ 300 mm đến 800 mm. Trong đó: Cọc đường kính 300 mm dài 7 – 13 m, chiều dày cọc 60 mm, có khả năng chịu tải dọc trục như sau: loại A: 63 tấn, loại B: 58 tấn, loại C: 56 tấn. Cọc đường kính 350 mm dài 7 – 15 m, chiều dày cọc 65 mm, có khả năng chịu tải dọc trục như sau: loại A: 81 tấn, loại B: 76 tấn, loại C: 73 tấn. Công ty cũng cho biết: Thiết kế và sản xuất các loại cọc có khả năng chịu lực và chiều dài theo yêu cầu khách hàng.
    Phần trống không của cọc đường kính 300 mm có đường kính là: 300 – 60 x 2 = 180 mm. Như vậy nếu dùng cọc này thì đường kính chóp mũ của đinh mũ và đường kính của ống thép phải lớn hơn 180 mm một chút. Đầu thon của chúng phải nhỏ hơn 180 mm một chút.
    Phần trống không của cọc đường kính 350 mm có đường kính là: 350 – 65 x 2 = 220 mm. Như vậy nếu dùng cọc này thì đường kính chóp mũ của đinh mũ và đường kính của ống thép phải lớn hơn 220 mm một chút. Đầu thon của chúng phải nhỏ hơn 220 mm một chút.
    Phần tầng liên kết của khung đỡ và các thiết bị đặt trên nó chỉ đè nặng trên mỗi cột chống khoảng vài tấn. Nhưng phao hình trụ tròn đường kính 6 m, cao 3,5 m có thể tích 98,96 m3, khi ta đổ thêm nước cho phao ngập 50% thì lực nâng lên, hạ xuống tối đa của phao khoảng 50 tấn. Lực nâng lên, hạ xuống tối đa chỉ xảy ra khi có sóng biển rất lớn khoảng từ 5 m trở lên. Ngoài ra cột chống còn phải chịu thêm tải trọng ngang do sóng và dòng chảy tác động vào phao và cột chống. Nhưng những cột chống này vừa được đóng sâu xuống đáy biển lại vừa dựa vào nhau nhờ tầng liên kết ở phía trên nên rất vững vàng trước sóng to, gió lớn. Dùng ống bê tông dự ứng lực đường kính 300 mm làm cột chống khi sử dụng phao hình trụ tròn đường kính 6 m và cao 3,5 m thấy có vẻ đã được rồi, nhưng theo tôi nghĩ nên dùng loại có đường kính 350 mm cho an toàn hơn. Rất mong các bạn cho ý kiến về vấn đề này.

  2. #2
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    5
    Cám ơn bạn webchatluong.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Building 6 floors but how much area, M & E component drawings are, how much volume they said that instead of costing DC


    __________________
    http://www.solitairewithbuddies.com/

  4. #4
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    7
    Rất cám ơn bạn sosad. Sơ đồ bạn nhìn thấy trong bài là Sơ đồ tầng liên kết của khung đỡ nhìn từ trên xuống, không phải là sơ đồ nhìn ngang. Khung đỡ chỉ có 2 tầng liên kết thôi, mỗi tầng liên kết có 7 hàng phao lớn. Đây là khung đỡ cho điện sóng biển dùng khí nén, mỗi nhà máy có 2 hoặc 3 khung đỡ và tổng diện tích của các khung đỡ khoảng 1 Km2. Nhưng bây giờ tôi đang tập trung vào thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển vì hiệu quả kinh tế của nó cao hơn đồng thời lại tạo ra nơi trú ẩn cho tàu đánh cá và bờ biển khỏi bị sói lở.

    Many thanks to you sosad. The diagram you see in all the maps link layer of the bracket looks from the top down, not the horizontal visual diagrams. Bracket only 2 links only, each link layer has 7 large float line. This is the bracket for sea wave power pneumatic, each with 2 or 3 bracket and a total area of approximately 1 km2 bracket. But now I'm focused on hydro powered by wave energy for its economic efficiency is higher than at the same time created a shelter for fishing boats and the coast from erosion.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2016
    Bài viết
    22

    Trả lời chủ đề: Vấn đề dung lượng hệ thống Q10/ System Memory storage

    Khi tôi nêu vấn đề: Nếu ta nhồi đầy bê tông vào trong ống thép, phía ngoài của ống cũng phủ một lớp bê tông dày chỉ để hở khoảng 10 m ở phía trên thôi và mũ của đinh mũ nhọn ở phía dưới cũng bọc bê tông luôn thì khả năng chịu lực có tăng lên được nhiều hay không? Tuổi thọ của cột chống có thể tăng thêm được khoảng bao nhiêu năm? Một bạn ở Diễn đàn Kỹ sư Công trình biển cho biết: Việc bê tông hóa như vậy hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng tại sao không sử dụng cọc bê tông dự ứng lực như vẫn thường được sử dụng khi xây dựng cảng biển

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 03:04 PM.