-
bác yakhont nói không sai, nhưng ở đây bác ngunhutwebdien đang hỏi là tại sao khi khởi động xong đã cắt tụ mà ĐC vẫn chạy khỏe có nghĩa là cái ĐC này được thiết kế với tụ đề và có rơ le khởi động, cũng có những ĐC khác có tụ ngâm để tạo lệch pha, tạo từ trường quay.
-
Các bạn cá gỗ và ngunhut nên hiểu khái niệm "quay" của từ trường là như thế nào. Trong trường hợp chúng ta đang nói ở đây, từ trường stato quay có nghĩa là nó thay đổi (về phương và trị số) theo thời gian(pha) so với dòng điện cảm ứng trong thanh dẫn roto. Trong động cơ 1 pha, tại thời điểm loại tụ khởi động ( thường dùng relay tốc độ để loại khi động cơ đạt tốc độ mong muốn) thì từ trường stato vẫn "quay" so với roto. Nó đập mạch là khi xét với hệ quy chiếu gắn với stato hoặc roto đang đứng yên thôi.
-

Gửi bởi
yakhont
Các bạn cá gỗ và ngunhut nên hiểu khái niệm "quay" của từ trường là như thế nào. Trong trường hợp chúng ta đang nói ở đây, từ trường stato quay có nghĩa là nó thay đổi (về phương và trị số) theo thời gian(pha) so với dòng điện cảm ứng trong thanh dẫn roto. Trong động cơ 1 pha, tại thời điểm loại tụ khởi động ( thường dùng relay tốc độ để loại khi động cơ đạt tốc độ mong muốn) thì từ trường stato vẫn "quay" so với roto. Nó đập mạch là khi xét với hệ quy chiếu gắn với stato hoặc roto đang đứng yên thôi.
Theo em hiểu thì là từ phương hướng từ trường quay liên tục dẫn đến chiều tác dụng của lực điện từ cũng quay liên tục => roto quay liên tục.Vậy bây giờ ngắt tụ ra thì không còn từ trường quay nữa, thế thì làm sao roto quay kiểu gì ?Em không hiểu rõ lắm cái chỗ đo đỏ ấy.Nếu có thể mong bác giải thích thêm ạ.
Em đọc trong 1 topic trên diễn đang có bác nói mục đích của việc gắn tụ kđ là để tăng dòng kđ=> tăng moment kđ.Và tụ làm việc (tụ ngâm) là để tăng cos phi, ổn định moment đc khi làm việc.Em không hiểu "nó" tăng thì tăng như thế nào ? tại sao tăng.
-
Nếu bạn đã hiểu từ trường "quay" là như thế nào, và nói quay là quay so vói cái gì rồi thì sao thắc mắc cái đo đỏ ấy nữa nhỉ.
Còn cái chỗ bạn nhắc đến đó tôi đã xem rồi mà không muốn tham gia. Cái câu "gắn tụ kđ là để tăng dòng kđ=> tăng moment kđ" là không thể chấp nhận với những người có chuyên môn về động cơ điện.
-
Tóm lại là thế này bạn hiêp sĩ ạ. Động cơ KĐB 1 pha đơn thuần là không có MOMEN KHỞI ĐỘNG. Nó mà có cái (viết hoa) thì chẳng cần phải lắp thêm tụ hay dây quấn phụ hay điện trở hay làm vòng ngắn mạch làm gì cho rắc rối cả.
-
Động cơ không đồng bộ một pha có mấy loại:
1-Loại sử dụng vòng chập mạch trong cực của stato thì tự tạo ra được từ trường quay để kéo rô to quay. loại này chỉ có 1 cuộng dây stato và không cần tụ để khởi động cũng như duy trì từ trường quay. thường áp dụng cho các loại động cơ công suất nhỏ tải khỏi động với mô men nhỏ như quạt con ve con cóc thời bao cấp vẫn dùng.
2- Loại không cần tụ cũng như loại dùng vòng chập mạch như một số loại động cơ túc năng cánh chia gió của quạt bàn ngày xưa,có 1 cuộn dây stato, loại này lấy tay quay mồi theo chiều nào thì nó quay theo chiều ấy, khi quay được rồi thì từ trường stato kết hợp với từ trường rô to sẽ tự tạo ra từ trường quay kéo rô to quay, công suất loại này thì rất nhỏ chỉ vài oát.
3- Loại phải dùng tụ để chạy: thực chất là loại động cơ 2 pha với các cuộn dây quấn lệch nhau trong không gian 90 độ điện. Như vậy để chạy được cần có nguồn điện 2 pha lệch nhau 90 độ cấp vào 2 cuộn dây stato tạo ra từ trường quay. Do không có lưới điện 2 pha như vậy nên người ta dùng tụ để xoay pha 90 độ ( thực chất chỉ là gần 90 độ) cấp vào cuộn dây stato như vậy tụ điện sẽ làm việc thường trực. Như vậy là đã sử dụng điện 1 pha cho động cơ 2 pha.
Tuy nhiên có loại được thiết kế với mô men mở máy lớn thì có thêm (mắc song song) tụ khởi động với trị số khá lớn so với tụ thường trực để tham gia vào quá trình khởi động, sau khi đạt tốc độ thì tách ra bằng rơ le tốc độ.
-
uk mình cũng có thắc mắc như vây? mk đã tìm hiểu. vì tụ chỉ dùng để làm góc lệch cho động cơ hoat động thôi mà ko ảnh hưởng đến làm việc. mk chỉ biết thế thôi
-
Xin chào!
"gắn tụ kđ là để tăng dòng kđ=> tăng moment kđ" là sai??
Xin trích dẫn lời bạn duongpgd
" 3- Loại phải dùng tụ để chạy: thực chất là loại động cơ 2 pha với các cuộn dây quấn lệch nhau trong không gian 90 độ điện. Như vậy để chạy được cần có nguồn điện 2 pha lệch nhau 90 độ cấp vào 2 cuộn dây stato tạo ra từ trường quay. Do không có lưới điện 2 pha như vậy nên người ta dùng tụ để xoay pha 90 độ ( thực chất chỉ là gần 90 độ) cấp vào cuộn dây stato như vậy tụ điện sẽ làm việc thường trực. Như vậy là đã sử dụng điện 1 pha cho động cơ 2 pha.
Tuy nhiên có loại được thiết kế với mô men mở máy lớn thì có thêm (mắc song song) tụ khởi động với trị số khá lớn so với tụ thường trực để tham gia vào quá trình khởi động, sau khi đạt tốc độ thì tách ra bằng rơ le tốc độ."
Các bạn làm thí nghiệm đi. Gắn tụ ngậm cho động cơ 1 pha loại dùng tụ với các giá trị khác nhau rồi đo dòng điện tương ứng. Dùng bút thử điện đo vỏ động cơ nữa nhe. Rồi sẽ rút ra kết quả và hiểu tại sao phải gắn thêm tụ khởi động rồi lại ngắt tụ khởi động ra khi động cơ đã hoạt động ổn định.
Thân chào.
-
Từ trường đập mạch thực chất ra là 2 từ trường quay với 2 chiều trái ngược nhau.
Momen quay của mỗi từ trường phụ thuộc vào tốc độ, và có đường biểu diễn đối xứng với nhau qua gốc tọa độ trong giản đồ moment vs tốc độ.
Ở tốc độ =0, moment khá nhỏ. Tốc độ trái chiều, moment còn nhỏ hơn. Tocv61 độ cao nhất khi gần bằng tốc độ đồng bộ.
Như vậy, khi tốc độ =0, 2 moment của 2 từ trường quay bằng nhau, nên triệt tiwêu lẫn nhau. Động cơ không tự khởi động được.
Khi tốc độ khác 0, moment của từ trường quay cùng chiều với rotor sẽ tăng lên, trong khi moment của từ trường quay ngược chiều sẽ giảm xuống. Moment tổng sẽ ≠ 0, cùng chiều với tốc độ quay, nên giúp cho rotor tiếp tục tăng tốc.
Do đó với động cơ một pha, người ta chỉ cần dùng tụ khởi động ban đầu là đủ. Sau đó không cần tụ nữa.
Tuy nhiên một số động cơ nhỏ, thí dụ như động cơ quạt..., sự chênh lệch giữa moment cùng chiều và ngược chiều không đủ lớn, nên động cơ không có đủ moment quay khi tốc độ đã tăng lên. Khi đó phải dùng các biện pháp duy trì từ trường quay. Các biện pháp đó là sử dụng tụ ngâm hoặc sử dụng vành ngắn mạch.
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2023 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 02:55 PM.
Review cắt môi bé và giá cắt môi bé tại Đà Nẵng. Ngoài ra, bài viết dưới đây từ đội ngũ bác sĩ của Viện Thẩm Mỹ Viola Eva, sẽ giúp bạn có được thật nhiều kiến thức về cắt môi bé. Mời bạn cùng đọc chi...
Cắt môi bé tại Đà Nẵng - Một trong những dịch vụ phổ biến cho nhu cầu thẩm mỹ