Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20
  1. #11
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    8
    (Đường kính roto càng lớn thì khả năng định tâm khi rô to quay rất khó): Do kết cấu của nguyên liệu dúc nên rô to không thể đồng đều nhau, dẫn tới chỗ nặng chỗ nhẹ khi quay sẽ gây ra các loại quán tính ly tâm khác nhau dẫn tới khi quay nhanh thì khả năng định tâm khi rô to quay rất khó gây ra rung lắc và sự cố nhất định. Khi đường kính ro to nhỏ và dài thì khả năng định tâm tốt hơn nhiều và với công suất từ trường trong lõi thép như nhau thì tốc độ quay của rô to đường kính nhỏ nhưng dài cao hơn rất nhiều đối với ro to đường kính lớn nhưng ngắn! cái này đơn thuần chỉ định tâm được tâm quay rô to thôi chứ không có cái gì khác!

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi quangtrungpham
    (Đường kính roto càng lớn thì khả năng định tâm khi rô to quay rất khó): Do kết cấu của nguyên liệu dúc nên rô to không thể đồng đều nhau, dẫn tới chỗ nặng chỗ nhẹ khi quay sẽ gây ra các loại quán tính ly tâm khác nhau dẫn tới khi quay nhanh thì khả năng định tâm khi rô to quay rất khó gây ra rung lắc và sự cố nhất định. Khi đường kính ro to nhỏ và dài thì khả năng định tâm tốt hơn nhiều và với công suất từ trường trong lõi thép như nhau thì tốc độ quay của rô to đường kính nhỏ nhưng dài cao hơn rất nhiều đối với ro to đường kính lớn nhưng ngắn! cái này đơn thuần chỉ định tâm được tâm quay rô to thôi chứ không có cái gì khác!
    Bạn này có vẻ hơi nhầm.
    Những động cơ có rô to dài thì mới hay bị mất cân bằng, thường thì chiều dài rô to mà lớn hơn đường kính rô to thì phải cân bằng động, còn nếu nhỏ hơn thì chỉ cần cân bằng tĩnh.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Đúng rồi, bạn Trung nên nhớ cho, rotor là một khối dài chứ không phải như cái đĩa.

  4. #14
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi yakhont
    Chào bà con, tôi có thắc mắc thế này mà từ khá lâu rồi chưa nghĩ ra. Giả sử động cơ có cùng công suất, cùng tốc độ thì người ta làm rotor ngắn, dài khác nhau vì những mục đích gì nhỉ?
    Xin góp vui 1 tí :
    Tất cả là do yêu cầu về momen quay mà thôi, xem TLHD chỉ nhìn công suất và điện áp còn momen cùng đường đặc tuyến mỗi loại hoàn toàn khác nhau các bạn có xem đâu.VD nhé: trên 1 đừong tròn có 3 điểm tâm (c), đoạn giữa (b)của bán kính và đầu R(a). tại C là tốc độ cao nhất rồi lần lượt đến B và A. nếu bạn dùng 1 lực tác động cho 3 điểm thì A dể chuyển động nhất và khó chuyển động nhất là C.
    Vậy
    - Điểm A: tương đương với đường kính rotor, trong lượng lớn, dể chuyển động nhất nhưng quay 1 vòng chậm hơn B
    - Điểm B: tương đương với đường kính rotor, trong lượng nhỏ, khó chuyển động hơn A nhưng quay 1 vòng nhanh hơn A
    Quan hệ giữa lực và đường đi luôn đối nghịch nhau. Do đó, (Cùng 1 công suất, tốc độ) rotor có đường kính lớn thường dùng cho chuyển động tròn ra chuyển động thẳng hay biểu đồ tải dạng sin có điểm chết đòi hỏi có quán tính lớn để vượt qua như : máy đùn, máy ép..... Còn rotor có d< thường dùng cho trong các máy làm việc lâu dài biểu đồ tải gần phẳng

  5. #15
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Tôi đã hiểu ý bạn nói, rất có lí. Tuy nhiên ở chỗ tôi có hàng ngàn động cơ mà biểu đồ tải là gần phẳng, trong số đó chỉ có vài chục cái có rotor dài thôi( dài gấp đôi đường kính trở lên ấy). Không rõ vì những yêu cấu gì mà làm dài thế, mỗi lần quấn lại là mấy công nhân tổ đó vào dây "phê" luôn.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    34
    Trích dẫn Gửi bởi yakhont
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Tôi đã hiểu ý bạn nói, rất có lí. Tuy nhiên ở chỗ tôi có hàng ngàn động cơ mà biểu đồ tải là gần phẳng, trong số đó chỉ có vài chục cái có rotor dài thôi( dài gấp đôi đường kính trở lên ấy). Không rõ vì những yêu cấu gì mà làm dài thế, mỗi lần quấn lại là mấy công nhân tổ đó vào dây "phê" luôn.
    Tiếp
    Tuy nhiên trong thực tế khi áp dụng động cơ vào hoạt động như trên thì nảy sinh vấn đề kích thước động cơ lớn khi đường kính lớn không phù hợp với từng dây chuyền sản xuất. Vì vậy, Nhà SX đã cho ra đời 1 loại động cơ nhỏ nhưng vẫn đảm bảo momen quay theo yêu cầu bằng cách tăng chiều dài rotor lên thì sẽ tăng bề mặt tiếp xúc từ tạo nhiều lực quay mạnh hơn nhiều.
    Như vậy động cơ sẽ có 2 dạng tương đương là : nhỏ và dài, lớn & ngắn nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng.
    Thông thường loại động cơ nhỏ & dài nếu chế tạo tại EU là loại cháy thì bỏ, không quấn lại.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Trích dẫn Gửi bởi yakhont
    Rất cảm ơn Cô Nhóc và bác Dương. Em đã hiểu phần nào rồi. Ở chỗ em, mấy cái động cơ nâng hạ tải( cẩu trục, pa lăng điện, cần xích cào)- khi hạ phải làm việc ở chế độ hãm, đều dài ngoằng; hôm qua vừa mới cháy 1 cái.
    Đúng rùi bạn ạ, các động cơ truyền động đảo chiều lặp lại yêu cầu momen quán tính nhỏ nên người ta làm rotor dài hơn .

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Trích dẫn Gửi bởi duongthi
    Tiếp

    Thông thường loại động cơ nhỏ & dài nếu chế tạo tại EU là loại cháy thì bỏ, không quấn lại.
    Ở chỗ bọn mình tất cả động cơ hạ áp(từ những động cơ servo 120W đến loại 200kW) cháy đều quấn lại hết bạn ạ. Loại như chúng ta đang bàn có cái đến 18kW mà.
    +++---o0o---+++
    Trích dẫn Gửi bởi tvdien
    Đúng rùi bạn ạ, các động cơ truyền động đảo chiều lặp lại yêu cầu momen quán tính nhỏ nên người ta làm rotor dài hơn .
    Làm rotor dài kéo theo nhiều phức tạp hơn mà. " Yêu cầu momen quán tính nhỏ" có nghĩa là không được phép có momen quán tính lớn hay là thế nào, bạn nói rõ thêm tí đi.

  9. #19
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    326
    Với hệ truyền động điện mà quá trình quá độ chiếm tỉ lệ đáng kể khi làm việc thì giảm tổn thất quá độ là rất quan trọng, cách cổ điển nhất là giảm mô men quán tính của động cơ. Với một công suất, tốc độ của động cơ điện , muốn giảm mômen quán tính ( moment of inertia ) chỉ có cách giảm đường kính và kéo dài chiều dài rotor; vì thế người ta chế tạo ra các động cơ chuyên dùng cho cầu trục chẳng hạn. Lý thuyết thì viết khá kỹ trong các giáo trình truyền động điện, đọc cũng nhức đầu lắm !!!

  10. #20
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tvdien
    Với hệ truyền động điện mà quá trình quá độ chiếm tỉ lệ đáng kể khi làm việc thì giảm tổn thất quá độ là rất quan trọng, cách cổ điển nhất là giảm mô men quán tính của động cơ. Với một công suất, tốc độ của động cơ điện , muốn giảm mômen quán tính ( inertia moment ) chỉ có cách giảm đường kính và kéo dài chiều dài rotor. Lý thuyết thì được viết khá kỹ trong các giáo trình truyền động điện .
    Rất cảm ơn tvdien, thêm 1 lí do nữa, đó là do quá trình quá độ chiếm đáng kể thời gian làm việc. OK!

 

 
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2023 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 03:50 PM.