Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    6

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    6
    Cuongcrodon:

    So sánh ngắn mạch động cơ với cái gì hả bạn?
    So sánh động cơ không đồng bộ và đồng bộ? So sánh về cái gì của hai loại này?
    Co rất nhiều động cơ điện --> Bạn nói cụ thể là so sánh động cơ nào?
    Môi trường tạo ra phần cảm? Hình như trong động cơ điện có hai phần: Phần cảm và phần tĩnh? Phần cảm quay còn phần tĩnh đứng yên. Môi trường tạo phần cảm là... bạn có thể cụ thể hơn dc không?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    34
    Trích dẫn Gửi bởi hien.nguyenquoc
    Cuongcrodon:

    So sánh ngắn mạch động cơ với cái gì hả bạn?
    So sánh động cơ không đồng bộ và đồng bộ? So sánh về cái gì của hai loại này?
    Co rất nhiều động cơ điện --> Bạn nói cụ thể là so sánh động cơ nào?
    Môi trường tạo ra phần cảm? Hình như trong động cơ điện có hai phần: Phần cảm và phần tĩnh? Phần cảm quay còn phần tĩnh đứng yên. Môi trường tạo phần cảm là... bạn có thể cụ thể hơn dc không?
    Câu hỏi của anh Cuongcrodon khá lười biếng nên em không quan tâm, nhưng câu in đậm này của anh hien.nguyenquoc thì em thấy không đồng ý.

    Phần cảm đi đôi với phần ứng. Phần tĩnh đi đôi với phần quay. Phần cảm có thể là tĩnh hoặc quay, phần ứng cũng thế. Chứ không phải phần cảm quay còn phần tĩnh đứng yên anh ạ.

    Em VD:

    - Với động cơ 1 chiều, phần cảm là stator có nam châm vĩnh cửu hoặc dây quấn kích từ, nó được kích từ để sinh ra từ trường, vậy nó là phần cảm. Phần ứng là rotor. Từ trường phần cảm quét lên dây quấn rotor sinh sức điện động cảm ứng, do đó nó là phần ứng.

    - Với động cơ đồng bộ, điều này ngược lại. Rotor là phần cảm vì nó được kích từ dây quấn hoặc nam châm vĩnh cửu. Stator là phần ứng.

    - Với động cơ không đồng bộ, sự phân biệt phần cảm và phần ứng không có ranh giới rõ ràng. Nếu ta nhìn theo quan điểm thông thường, dòng điện được cấp vào dây quấn stator sinh từ trường quay, từ trường này quét lên dây quấn rotor sinh sức điện động và dòng điện cảm ứng, với quan điểm đó thì stator là phần cảm, rotor là phần ứng.

    Tuy nhiên, nếu ta nhìn theo quan điểm điều khiển moment tựa từ thông rotor (FOC, vector control) thì sẽ có dòng Isd là dòng sinh từ thông rotor, tương ứng với dòng kích từ của động cơ 1 chiều, dòng Isq là dòng sinh moment, tương ứng với dòng điện phần ứng của động cơ 1 chiều. Nhìn theo quan điểm này thì rotor là phần cảm, stator là phần ứng.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Baohuy_pla:
    Do câu hỏi như vậy nên mình cũng đâm ra chủ quan. Đúng là làm về ngành khỹ thuật thì chủ quan là ko thể chấp nhận. Cho bạn một sao.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Trích dẫn Gửi bởi baohuy_pla


    - Với động cơ không đồng bộ, sự phân biệt phần cảm và phần ứng không có ranh giới rõ ràng. Nếu ta nhìn theo quan điểm thông thường, dòng điện được cấp vào dây quấn stator sinh từ trường quay, từ trường này quét lên dây quấn rotor sinh sức điện động và dòng điện cảm ứng, với quan điểm đó thì stator là phần cảm, rotor là phần ứng.

    Tuy nhiên, nếu ta nhìn theo quan điểm điều khiển moment tựa từ thông rotor (FOC, vector control) thì sẽ có dòng Isd là dòng sinh từ thông rotor, tương ứng với dòng kích từ của động cơ 1 chiều, dòng Isq là dòng sinh moment, tương ứng với dòng điện phần ứng của động cơ 1 chiều. Nhìn theo quan điểm này thì rotor là phần cảm, stator là phần ứng.
    Nhóc chưa đồng quan điểm với anh ở chỗ này.

    Trong bất kỳ thiết bị chuyển đổi năng lượng điện từ nào, cũng đều có dòng điện bên phía thụ động. Thí dụ dòng trong cuộn thứ cấp máy biến áp, trong lồng sóc động cơ cảm ứng... Các dòng điện trong cuộn dây này luôn gây ra từ thông và tạo cảm ứng điện từ. Dòng điện cũng như lực điện từ của cả 2 phía đều bị ảnh hưởng bởi từ thông tổng hợp của 2 từ thông này.

    Phân biệt phần cảm và phần ứng không phải ở moment, mà ở chỗ nguyên nhân và kết quả, hay đúng ra phân biệt theo chiều di chuyển của dòng năng lượng.

    Đối với máy biến áp hạ áp, nếu cả cao và hạ đều nối chung với lưới có nguồn, thì khi phía cao áp dư công suất, thiếu tải trong khi hạ áp thiếu cong suất dư tải, thì phía cao áp là sơ cấp, là phần cảm. Ngược lại nếu cao áp thiếu công suất dư tải, hạ áp dư công suất thiếu tải, thì phía hạ áp lại là phần sơ cấp, phần cảm, còn phía cao áp là phần ứng.

    Đối với máy điện đồng bộ, khi làm việc ở chế độ máy phát thì Rotor là phần cảm, và Stator là phần ứng. Ngược lại khi làm việc ở chế độ động cơ thì Stator là phần cảm và rotor là phần ứng.

    Máy điện không đồng bộ cũng tương tự, nhưng hơi rắc rối hơn.. Khi dùng động cơ lồng sóc để phát điện, bản thân rotor lồng sóc không tự có điện, phải nhờ cảm ứng bên Stator qua. Như vậy, Stator là phần cảm ban đầu, nhưng lại là phần ứng sau cùng.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Trích dẫn Gửi bởi cuongcrcodon
    môi trường tạo ra phần cảm?
    Từ thông
    Trong máy điện phân biệt phần cảm và phần ứng cũng như phân biệt giữa "thụ động" và "tích cực" vây . Nói về động cơ, bất kế động cơ nào, đơn giản muốn nó quay thì phải có lực ~~~> emf. điện điện áp cảm ứng này sinh ra từ sự cảm ứng điện từ do từ thông của một cái gì đó tạo ra trên một vòng dây nào đó. Từ đây có thể nhận thấy được vì sao phải phân biệt phần cảm và phần ứng. Nghĩa là một ĐC luôn có 2 phần. 1 phần có dòng đi qua và tạo ra từ thông, bằng một cách nào đó ta làm cho từ thông này biến đổi liên tục (về cường độ, thời gian hay về vị trí hình học) - cái này gọi là phần ứng. Phần còn lại trong đc là phần tạo ra sức từ động emf do cảm ứng điện từ từ thông do phần ứng gây ra - phần này là phần cảm. Thế đó đơn giản 1 cái ĐC hay MF đều hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ
    Mỗi loại động cơ có cấu tạo khác nhau dẫn đến hoạt động của nó khác nhau.

    Chữ nghĩa kiến thức đem trả lại cho thầy cô hết rồi chả biết nhớ có đúng không nữa

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Trích dẫn Gửi bởi cô Nhóc
    Nhóc chưa đồng quan điểm với anh ở chỗ này.

    Trong bất kỳ thiết bị chuyển đổi năng lượng điện từ nào, cũng đều có dòng điện bên phía thụ động. Thí dụ dòng trong cuộn thứ cấp máy biến áp, trong lồng sóc động cơ cảm ứng... Các dòng điện trong cuộn dây này luôn gây ra từ thông và tạo cảm ứng điện từ. Dòng điện cũng như lực điện từ của cả 2 phía đều bị ảnh hưởng bởi từ thông tổng hợp của 2 từ thông này.
    Dòng "thụ động" này không tự thân nó sinh ra mà nó là sự cảm ứng điện từ từ từ thông phần ứng. Từ thông mà dòng này sinh ra có xu hướng chống lại sự thay đổi từ thông do phần ứng gây ra. Tuy nhiên trong thực tế các ĐC được chế tạo nhằm hạn chế tác động của dòng này, ví dụ như đc lông sóc thì dòng này bị triệt tiêu bằng cách ngắn mạch 2 đầu lồng sóc, đồng thời các thanh được đặt lệch góc.

    Dòng điện cũng như lực điện từ của cả 2 phía đều bị ảnh hưởng bởi từ thông tổng hợp của 2 từ thông này.
    về mặc lý thuyết là vậy (nói về ĐC) nhưng thực tế cấu tạo của ĐC ko cho phép như vậy

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    11
    Trích dẫn Gửi bởi cô Nhóc
    Nhóc chưa đồng quan điểm với anh ở chỗ này.

    Trong bất kỳ thiết bị chuyển đổi năng lượng điện từ nào, cũng đều có dòng điện bên phía thụ động. Thí dụ dòng trong cuộn thứ cấp máy biến áp, trong lồng sóc động cơ cảm ứng... Các dòng điện trong cuộn dây này luôn gây ra từ thông và tạo cảm ứng điện từ. Dòng điện cũng như lực điện từ của cả 2 phía đều bị ảnh hưởng bởi từ thông tổng hợp của 2 từ thông này.

    Phân biệt phần cảm và phần ứng không phải ở moment, mà ở chỗ nguyên nhân và kết quả, hay đúng ra phân biệt theo chiều di chuyển của dòng năng lượng.

    Đối với máy biến áp hạ áp, nếu cả cao và hạ đều nối chung với lưới có nguồn, thì khi phía cao áp dư công suất, thiếu tải trong khi hạ áp thiếu cong suất dư tải, thì phía cao áp là sơ cấp, là phần cảm. Ngược lại nếu cao áp thiếu công suất dư tải, hạ áp dư công suất thiếu tải, thì phía hạ áp lại là phần sơ cấp, phần cảm, còn phía cao áp là phần ứng.

    Đối với máy điện đồng bộ, khi làm việc ở chế độ máy phát thì Rotor là phần cảm, và Stator là phần ứng. Ngược lại khi làm việc ở chế độ động cơ thì Stator là phần cảm và rotor là phần ứng.

    Máy điện không đồng bộ cũng tương tự, nhưng hơi rắc rối hơn.. Khi dùng động cơ lồng sóc để phát điện, bản thân rotor lồng sóc không tự có điện, phải nhờ cảm ứng bên Stator qua. Như vậy, Stator là phần cảm ban đầu, nhưng lại là phần ứng sau cùng.
    Em chưa nhất trí được với quan điểm của Cô Nhóc.

    Việc phân biệt phần cảm và phần ứng đương nhiên không dựa vào moment, em cũng không nói thế. Cô Nhóc nói đúng về quan hệ nguyên nhân, kết quả khi phân tích phần cảm và phần ứng, nhưng theo em đó là quan hệ nhân quả của việc cảm ứng điện từ, sinh từ thông chứ không phải là chiều di chuyển của dòng năng lượng.

    Về động cơ đồng bộ, Cô Nhóc nói rằng khi ở chế độ động cơ thì stator là phần cảm, rotor là phần ứng, em nghĩ rằng đây là phát biểu sai nhiều nhất. Khi nói đến phần ứng, luôn luôn đi kèm nhau là từ trường phần ứng (armature field), sức phản điện động phần ứng (armature back-EMF) và dòng điện phần ứng (armature current). Nếu nói rotor là phần ứng thì sẽ giải quyết thế nào với động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khi mà nó không hề có dòng điện?

    Tương tự như vậy với động cơ một chiều, Cô Nhóc sẽ nói rằng ở chế độ máy phát thì stator sẽ là phần ứng? Vẫn với lập luận như trên, điều đó không đúng.

    Em vẫn giữ quan điểm của mình khi phân tích: phần cảm là phần được kích từ, phần ứng là phần mà từ trường phần cảm quét qua, cảm ứng lên nó một sức điện động cảm ứng. Sức điện động cảm ứng này, do đó, có tên là sức phản điện động phần ứng (back-EMF). Còn ở phần cảm, nếu là được kích từ dây quấn, thì nó sẽ có sức điện động phần cảm (EMF) (chứ không phải sức phản điện động phần cảm) còn nếu được kích từ nam châm vĩnh cửu thì không có điện ở phần này.

    Em cho rằng định nghĩa sau là tương đối chuẩn về phần ứng: (em không thấy có khái niệm "phần cảm" trong tiếng Anh mà chỉ có excited part - phần được kích thích)


    armature: the magnetic circuit of a rotating electrical machine, including the main current carrying winding, in which an alternating voltage is induced by the magnetic field. (Comprehensive Dictionary of Electrical Engineering)
    Theo đó:
    - Phần ứng là một mạch từ của máy điện quay (động cơ hoặc máy phát).
    - Có dây quấn mang dòng điện, trong dây quấn đó, sức điện động xoay chiều được sinh ra vởi từ trường (của phần cảm - phần được kích từ).

    Cô Nhóc đề cập đến việc phân tích phần cảm và phần ứng của máy biến áp. Em chưa thấy tài liệu nào đề cập tới việc này, thuật ngữ phần cảm và phần ứng chỉ được dùng cho máy điện quay (hoặc có chuyển động, bao hàm cả động cơ tuyến tính - linear motor). Em cho rằng việc phân tích 2 khái niệm này đối với máy biến áp cũng là một vấn đề thú vị.

    Cô Nhóc cố định cuộn sơ cấp và thứ cấp, dựa vào chiều truyền năng lượng để xét phần cảm và phần ứng trong 2 trường hợp. Nhưng theo em, chính việc phân biệt sơ cấp và thứ cấp cần phải dựa vào chiều di chuyển của dòng năng lượng. Năng lượng đi từ cuộn A đến cuộn B thì A là sơ cấp, B là thứ cấp, nếu trong các trường hợp như Cô Nhóc nói, năng lượng chảy ngược lại thì B là sơ cấp, A là thứ cấp. Và theo đó, ta nên coi sơ cấp là phần cảm, thứ cấp là phần ứng ở mọi trường hợp.


  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Trích dẫn Gửi bởi baohuy_pla
    <font color="DarkOrchid">

    - Có dây quấn mang dòng điện, trong dây quấn đó, sức điện động xoay chiều được sinh ra vởi từ trường (của phần cảm - phần được kích từ).
    Em viết sai chính tả từ trên: "được sinh ra bởi từ trường" chứ không phải là "với".

    Ở post trên nữa, em cũng viết nhầm: "Điều khiển vector" chứ không phải "điều khiển moment".

    Nhân đây em cũng đề xuất với BQT diễn đàn nên cho phép thành viên bình thường tự edit bài của mình, tránh việc phải đính chính như thế này ạ.</font>

  10. #10
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    16
    Trích dẫn Gửi bởi baohuy_pla
    Em viết sai chính tả từ trên: "được sinh ra bởi từ trường" chứ không phải là "với".

    Ở post trên nữa, em cũng viết nhầm: "Điều khiển vector" chứ không phải "điều khiển moment".

    Nhân đây em cũng đề xuất với BQT diễn đàn nên cho phép thành viên bình thường tự edit bài của mình, tránh việc phải đính chính như thế này ạ.
    Tự edit bài rồi ai chịu trách nhiệm về bài viết của mình. Muốn viết gì thì viết sao?

    Đành rằng đây là diễn đàn mở, mọi người có quyền đưa ra những suy nghĩ của mình. Nhưng vui lòng suy xét cẩn thận một chút.
    Vì sẽ luôn có những người sẽ sử dụng thông tin trên diễn đàn để tham khảo và ứng dụng. Vậy chỉ nên đưa lên diễn đàn những thông tin mà mình cảm thấy chắc chắn.

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2023 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 01:33 PM.