Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    65

    Động cơ điện 6.6kV - 3.3kV

    Tại các nhà máy, khu công nghiệp thường hay sử dụng điện 6.6kV hoặc 3.3kV. Cho mình hỏi ngoài lợi ích như: giảm cs MBA, giảm dòng, tiết kiệm đường dây v.v... thì còn gì nữa không?

    Nếu vì mục đích giảm công suất MBA sao lại không dùng trực tiếp điện 15kV để bỏ luôn MBA. Nếu hạ từ 15kV, 22kV xuống 6.6/ 3.3kV so với xuống 380V thì có ưu điểm gì không?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    21
    Trích dẫn Gửi bởi Odin
    Tại các nhà máy, khu công nghiệp thường hay sử dụng điện 6.6kV hoặc 3.3kV. Cho mình hỏi ngoài lợi ích như: giảm cs MBA, giảm dòng, tiết kiệm đường dây v.v... thì còn gì nữa không?

    Nếu vì mục đích giảm công suất MBA sao lại không dùng trực tiếp điện 15kV để bỏ luôn MBA. Nếu hạ từ 15kV, 22kV xuống 6.6/ 3.3kV so với xuống 380V thì có ưu điểm gì không?
    Bạn không phải dân nghành điện nên bạn diễn giải thắc mắc cũng hơi lủng củng. Tớ hiểu ý bạn hỏi là tại sao lại sinh ra các cấp điện áp 3,3kV, 6,6kV dùng cho động cơ phải không?
    Xin trả lời bạn là vì ở cấp hạ áp(<1000V), các động cơ bị giới hạn bởi công suất mà nguyên nhân trực tiếp là do dòng điện. Thực tế SD thì động cơ 400V chỉ có công suất lớn nhất #250kW thôi.
    Chính vì thế mới có động cơ cấp trung áp. Nhưng những động cơ này lại bị giới hạn cấp điện áp vì lí do cách điện. Phổ biến hiện nay có điện áp #3,3 và #6,3 kV, cao nhất đến bao nhiêu tớ cũng không rõ.
    Ở chỗ tớ đang SD nhiều động cơ trung áp, con to nhất là 6,3kV-6000kW.
    Nếu SX được động cơ 15kV thì khỏi phải hạ như bạn thắc mắc. mà tớ thấy ít nơi hạ từ 15kV xuống 6kV lắm. Chỗ tớ hạ từ 110kV.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    13
    Làm sao các anh biết khu công nghiệp, nhà máy dùng điện chỉ có 6.6kV và 3.3kV vậy ?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    4
    Trích dẫn Gửi bởi yakhont
    Bạn không phải dân nghành điện nên bạn diễn giải thắc mắc cũng hơi lủng củng. Tớ hiểu ý bạn hỏi là tại sao lại sinh ra các cấp điện áp 3,3kV, 6,6kV dùng cho động cơ phải không?
    Xin trả lời bạn là vì ở cấp hạ áp(<1000V), các động cơ bị giới hạn bởi công suất mà nguyên nhân trực tiếp là do dòng điện. Thực tế SD thì động cơ 400V chỉ có công suất lớn nhất #250kW thôi.
    Chính vì thế mới có động cơ cấp trung áp. Nhưng những động cơ này lại bị giới hạn cấp điện áp vì lí do cách điện. Phổ biến hiện nay có điện áp #3,3 và #6,3 kV, cao nhất đến bao nhiêu tớ cũng không rõ.
    Ở chỗ tớ đang SD nhiều động cơ trung áp, con to nhất là 6,3kV-6000kW.
    Nếu SX được động cơ 15kV thì khỏi phải hạ như bạn thắc mắc. mà tớ thấy ít nơi hạ từ 15kV xuống 6kV lắm. Chỗ tớ hạ từ 110kV.
    Thank bạn. Mình không phải dân ngành điện. Bên mình chuyên cấp máy lạnh công suất lớn cho building, nhà máy v.v...
    Thực tế theo mình biết thì với mức công suất ~500 kW vẫn có nơi dùng động cơ 380V.

    Chỉ một số nhà máy (thường là ở khu công nghiệp) sử dụng động cơ 6.6kV hoặc 3.3kV. Có phải do là khu CN thì điện cấp cho nhà máy là 6.6 hoặc 3.3kV nên người ta dùng luôn như vậy để khỏi lắp MBA không?

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Trích dẫn Gửi bởi T_dragon
    Làm sao các anh biết khu công nghiệp, nhà máy dùng điện chỉ có 6.6kV và 3.3kV vậy ?
    Bên mình cung cấp máy cho họ, yêu cầu động cơ dùng điện 6.6kV và 3.3kV.

    Vì vậy nên mình mới thắc mắc không biết có phải là điện cấp cho khu CN là 6.6 hoặc 3.3kV không? Nên họ xài luôn động cơ trung áp như vậy cho tiện.

    Ở TP. HCM, đa số trạm là 15kV, 22kV thì thường dùng động cơ 380V, 1 số vẫn dùng 6.6kV như Bitexco.

    Tiện đây cho hỏi nếu như dùng động cơ 15kV thì phải có yêu cầu đặc biệt gì trong thiết kế phòng máy không vậy?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    62
    chào các ae trên diễn đàn. mình từng làm việc với nhiều doanh nghiệp sx tại các khu công nghiệp nhưng mình thấy đâu phải cư khu công nghiệp là dùng động cơ, máy lạnh có điện áp định mức 3,3 & 6,6 Kv đâu.
    mình thấy cái này không hợp lý lắm, theo mình đện áp sử dụng cho mỗi công ty nhà máy, hay xí nghiệp thường phụ thuộc vào đặc thù sản xuất sp của công ty doanh nghiệp đó.
    ví dụ như các ngành công nghiêp nặng như, than đá, xi măng, thép,luyện kim, thì hay sử dụng các đông cơ công suất lớn hàng nghìn KW mà các động cơ này nếu sử dụng điện áp 0,4kv sẽ đắt và cồng kềnh nên họ sử dụng động cơ trung thế cho tiết kiệm chi phí thôi.
    nói tóm lại là vấn đề chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất ( kinh tế quyết định hết)
    có một số ý kiến như thế các bác xem xét nhé thanh các bác

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    bạn tính như thế nầy sẽ rõ hơn P=U*I*cos phi
    -cos phi cho =1
    -U=400 v
    nếu một động cơ khoãng 1mw thì dòng làm việc của nó rất cao

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2023 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 05:59 PM.