Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2

  2. #2
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    14
    Trích dẫn Gửi bởi thanhvietgtcc
    Anh chị nào có thể giải thích dùm "ta có thể điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập bằng cách thay đổi số vòng dây kích từ hay không? "
    Từ phương trình đặc tính cơ của đc, ta rút ra:
    n=(U-Iư.Rư)/Ce.P // P: từ thông.
    Như vậy sẽ có các cách điều chỉnh tốc độ như sau:
    - Thêm Rf vào mạch phần ứng => n giảm.
    - Hạ điện áp => n giảm.
    - Thay đổi từ thông P, P giảm => n tăng.
    Thay đổi số vòng dây của cuộn kích từ chính là thay đổi tư thông của máy.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Trích dẫn Gửi bởi yakhont
    Từ phương trình đặc tính cơ của đc, ta rút ra:
    n=(U-Iư.Rư)/Ce.P // P: từ thông.
    Như vậy sẽ có các cách điều chỉnh tốc độ như sau:
    - Thêm Rf vào mạch phần ứng => n giảm.
    - Hạ điện áp => n giảm.
    - Thay đổi từ thông P, P giảm => n tăng.
    Thay đổi số vòng dây của cuộn kích từ chính là thay đổi tư thông của máy.
    em có vấn đề ko hiểu chỗ giảm từ thông thì tốc độ lại tăng?
    thế lỡ động cơ đang chạy mà mình ngắt từ thông thì tốc độ vọt lên đến đâu ạ?
    tại sao giảm từ thông thì momen giảm mà động cơ vẫn tăng tốc đc nhỉ?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    6
    Trích dẫn Gửi bởi firefly173
    em có vấn đề ko hiểu chỗ giảm từ thông thì tốc độ lại tăng?
    thế lỡ động cơ đang chạy mà mình ngắt từ thông thì tốc độ vọt lên đến đâu ạ?
    tại sao giảm từ thông thì momen giảm mà động cơ vẫn tăng tốc đc nhỉ?
    Khi điều chỉnh giảm từ thông thì moment điện từ Mđt của động cơ sẽ giảm, vì vậy nó cũng bị hạn chế trong vùng quá tải moment của mỗi động cơ.
    Công suất điện từ Pđt = Mđt.n. Khi ta giảm Mđt thì động cơ phải tăng tốc độ để đảm bảo giữ Pđt. (Kiểu như là để vận chuyển một lượng hàng nhất định, tôi sức yếu mỗi lần mang được ít nên tôi phải đi nhiều lần).
    Mất từ thông đối với động cơ 1 chiều là trạng thái gần như ngắn mạch phần ứng(điện trở phần ứng thường rất nhỏ, động cơ công suất càng to Rư càng nhỏ), động cơ sẽ gào lên và lịm luôn. Thường thì các bảo vệ do có thời gian trễ điện từ nên không kịp phản ứng với sự cố này. Ở chỗ tôi, cách đây 4 năm, động cơ 470kW đang chạy bị mất kích từ(đi-ốt chỉnh lưu toi làm cầu chì đứt), chỉ kịp nghe một tiếng nổ bùm gần bằng bom, khói đen mù mịt. Nó nổ tại điểm yếu nhất trên mạch phần ứng, đó là đoạn dây từ cầu đấu bên ngoài động cơ vào cầu đấu giá chổi than, thiệt hại gần chục tỷ vì đình trệ sản xuất mất hơn 1 ngày.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    ak.,ghê thế à anh,em cảm ơn nha
    em cũng nghe nói là cần có mạch bảo vệ mất kích từ
    +++---o0o---+++
    ui,nc vs anh mà lên 2 sao rùi [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Cảm ơn anh yakhont. Anh nói nhưng trong sách giáo khoa.
    Nhưng khi thay đổi được số vòng dây của cuộn kích từ (thay đổi giảm) thì từ thông tăng chứ giảm sao được. Khi đó tốc độ giảm.
    Ý em muốn hỏi ở đây là trong thực tế, có động cơ một chiều kích từ độc lập nào mà thay đổi được số vòng dây cuộn kích từ hay không?

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2023 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 07:51 AM.