-
Tốc độ động cơ KĐB: Mời các bạn cùng thảo luận để thấy sự thú vị
Mình mạo muọi nêu vân đề này để cac bạn cùng thảo luận để thấy sự thú vị.
Xét Động cơ KĐB có hệ số trượt s.
Tốc độ đồng bộ lưới 50HZ là 3000V/p (nđb)
giả sử Tốc độ đ/cơ 2850V/p. Nghĩa là nđc<nđb.
1. Vậy giả sử cứ mỗi 3000 vòng của nđb thì động cơ chạy được 2850vòng. sau x giờ ta thấy số lượng vòng của nđc với nđb rất lớn chứ không phải nđb-nđc. Nghĩa là s thay đổi sao?
2. Coi nđb và nđc như hai người chạy bộ cách nhau khoản s không đổi(như hệ số trượt s). Vậy hai người cùng chạy cách nhau s không đổi thì tốc độ phải như nhau chứ sao nđb <> nđc?
Mong các ban cùng thảo luận và mong đươch thank.
View more the latest threads:
-
sao không thấy ai thảo luân ta. Co nhoc, nhoc kid đâu nhỉ.
-
Pác nhầm ở chỗ s để chỉ hiệu số của tốc độ, chứ không phải hiệu số của số vòng quay.
Tốc độ là đạo hàm của số vòng quay. Hay số vòng quay là tích phân của tốc độ theo thời gian.
-

Gửi bởi
ydienphuyen
Mình mạo muọi nêu vân đề này để cac bạn cùng thảo luận để thấy sự thú vị.
Xét Động cơ KĐB có hệ số trượt s.
Tốc độ đồng bộ lưới 50HZ là 3000V/p (nđb)
giả sử Tốc độ đ/cơ 2850V/p. Nghĩa là nđc<nđb.
1. Vậy giả sử cứ mỗi 3000 vòng của nđb thì động cơ chạy được 2850vòng. sau x giờ ta thấy số lượng vòng của nđc với nđb rất lớn chứ không phải nđb-nđc. Nghĩa là s thay đổi sao?
2. Coi nđb và nđc như hai người chạy bộ cách nhau khoản s không đổi(như hệ số trượt s). Vậy hai người cùng chạy cách nhau s không đổi thì tốc độ phải như nhau chứ sao nđb <> nđc?
Mong các ban cùng thảo luận và mong đươch thank.
Tôi không hiểu ý bạn khi đặt vấn đề này ra lắm. Tất nhiên là lưới là 50Hz thì khi chuyền cảm ứng cho rotor thì rotor sẽ phải quay đúng tốc độ là 3000v/p = 60 * 50Hz = 60 * 50 v/s.
Tuy nhiên năng lượng từ trường truyền qua rotor thì luôn có sự mất năng lượng mà điển hình là làm nóng Stator chẳng hạn. Vì thế tốc độ của Rotor luôn chậm hơn. Còn hệ số trượt S chẳng qua là khái niệm đặt ra để giải thích sự quay chậm của rotor so với stator thôi. Cũng cần hiểu là bản thân từ trường stator và sự quay của rotor là quay tròn nên khi hết một vòng thì lại gặp nhau rồi! Nó đâu phải là đường thẳng đâu mà suy diễn như bạn nói được!
-

Gửi bởi
ydienphuyen
Mình mạo muọi nêu vân đề này để cac bạn cùng thảo luận để thấy sự thú vị.
Xét Động cơ KĐB có hệ số trượt s.
Tốc độ đồng bộ lưới 50HZ là 3000V/p (nđb)
giả sử Tốc độ đ/cơ 2850V/p. Nghĩa là nđc<nđb.
1. Vậy giả sử cứ mỗi 3000 vòng của nđb thì động cơ chạy được 2850vòng. sau x giờ ta thấy số lượng vòng của nđc với nđb rất lớn chứ không phải nđb-nđc. Nghĩa là s thay đổi sao?
2. Coi nđb và nđc như hai người chạy bộ cách nhau khoản s không đổi(như hệ số trượt s). Vậy hai người cùng chạy cách nhau s không đổi thì tốc độ phải như nhau chứ sao nđb <> nđc?
Mong các ban cùng thảo luận và mong đươch thank.
Hệ số trượt S=(nđb-nđc)/nđb*100% là một tỉ số chứ ko phải là một hiệu số!
Cụ thể trong bài toán bạn nêu thì: S=(3000-2850)/3000*100%=5% ,nghĩa là nđc luôn chậm hơn nđb 5%.
1.Đúng là sau x giờ số lượng vòng chênh lệch của nđc với nđb rất lớn:
Trong 1 phút : nđc chậm hơn nđb (3.000-2.850)=150 vòng.
Trong 10 phút : nđc chậm hơn nđb (30.000-28.500)=1.500 vòng.
Trong 100 phút : nđc chậm hơn nđb (300.000-285.000)=15.000 vòng...
Nhưng S trong các thời gian trên vẫn là hằng số :
S=(3.000-2.850)/3.000=(30.000-28.500)/30.000=(300.000-285.000)/300.000 = 5% !
2.Hai người chạy cách nhau một khoảng ko đổi ,thì khoảng cách ko đổi này là một hiệu số (nên nó ko như hệ số trượt được).Vậy tốc độ của hai người bằng nhau và "hệ số trượt " của họ là S=0 !
Chắc bạn đồng ý với cách giải thích của mình chứ! Quả là ĐIỆN có nhiều điều thú vị phải ko bạn?
-

Gửi bởi
nguyenledung
Tôi không hiểu ý bạn khi đặt vấn đề này ra lắm. Tất nhiên là lưới là 50Hz thì khi chuyền cảm ứng cho rotor thì rotor sẽ phải quay đúng tốc độ là 3000v/p = 60 * 50Hz = 60 * 50 v/s.
Tuy nhiên năng lượng từ trường truyền qua rotor thì luôn có sự mất năng lượng mà điển hình là làm nóng Stator chẳng hạn. Vì thế tốc độ của Rotor luôn chậm hơn. Còn hệ số trượt S chẳng qua là khái niệm đặt ra để giải thích sự quay chậm của rotor so với stator thôi. Cũng cần hiểu là bản thân từ trường stator và sự quay của rotor là quay tròn nên khi hết một vòng thì lại gặp nhau rồi! Nó đâu phải là đường thẳng đâu mà suy diễn như bạn nói được!
Phần này có lẽ bạn nói chưa chính xác : Tốc độ của Rotor luôn chậm hơn tốc độ đồng bộ là vì nếu nó bằng tốc độ đồng bộ thì lập tức dòng điện cảm ứng trong rotor không còn ->I ư =0 -> sức từ động = 0 -> rotor quay chậm lại -> xuất hiện lại dòng điện cảm ứng trong rotor .Cứ như vậy và tốc độ rotor quay châm hơn tốc độ từ trường quay!
Có thể nói cho dễ hiểu là: dòng điện trong sator là dòng sơ cấp và dòng điện trong rotor là dòng thứ cấp,giống như một biến thế cảm ứng vậy! Và nếu n rotor = nđb thì ko còn sự biến thiên của từ trường sator móc vòng qua rotor nữa . Dòng điện trong Rotor chỉ xuất hiện khi n rotor < nđb !
-
Ngày xưa được học về máy điện thì môn này là khó nhất. Mình nhớ câu hỏi đầu tiên là tại sao lại không đồng bộ. Không đồng bộ là tốc độ quay của Rotor chậm hơn so với tốc độ quay của từ trường Stator. Câu hỏi đặt ra là trường hợp tốc độ quay của Rotor nhanh hơn tốc độ quay của từ trường trong Stator thì sẽ như thế nào (ví dụ khi giảm tần số)?
-

Gửi bởi
thongpx
Ngày xưa được học về máy điện thì môn này là khó nhất. Mình nhớ câu hỏi đầu tiên là tại sao lại không đồng bộ. Không đồng bộ là tốc độ quay của Rotor chậm hơn so với tốc độ quay của từ trường Stator. Câu hỏi đặt ra là trường hợp tốc độ quay của Rotor nhanh hơn tốc độ quay của từ trường trong Stator thì sẽ như thế nào (ví dụ khi giảm tần số)?
Hic, hỏi nhỏ bác này cái là: ngày xưa là cách nay bao lâu rồi?
Khi tốc độ ro-to lớn hơn tốc độ đồng bộ(tốc độ từ trường quay trong stator) thì lúc đó máy làm việc ở chế độ máy phát điện KĐB. Điều này tôi nghĩ chắc cũng được dạy trong môn máy điện từ khi sinh ra máy điện KĐB.
Thực tế sử dụng gặp khá nhiều trường hợp này, ví dụ:
- Động cơ hạ tải thế năng.
- Quạt trong hệ thống bị các quạt khác lớn hơn hút hoặc đẩy.
- Băng tải leo qua quả núi, khi chỉ còn phần bên này núi có liệu.
-....
-

Gửi bởi
yakhont
Hic, hỏi nhỏ bác này cái là: ngày xưa là cách nay bao lâu rồi?
Khi tốc độ ro-to lớn hơn tốc độ đồng bộ(tốc độ từ trường quay trong stator) thì lúc đó máy làm việc ở chế độ máy phát điện KĐB. Điều này tôi nghĩ chắc cũng được dạy trong môn máy điện từ khi sinh ra máy điện KĐB.
Thực tế sử dụng gặp khá nhiều trường hợp này, ví dụ:
- Động cơ hạ tải thế năng.
- Quạt trong hệ thống bị các quạt khác lớn hơn hút hoặc đẩy.
- Băng tải leo qua quả núi, khi chỉ còn phần bên này núi có liệu.
-....
Mình học cách đây 6-7 năm rồi. Nhưng mình nhớ là không được nghe đến (có thể có dạy nhưng không đọc đến). Mãi sau này đi làm về biến tần, mới biết được quả điện trở xả. Tìm hiểu thì mới biết được nó dùng để triệt tiêu dòng điện ngược trong trường hợp này.
-

Gửi bởi
thongpx
Mình học cách đây 6-7 năm rồi. Nhưng mình nhớ là không được nghe đến (có thể có dạy nhưng không đọc đến). Mãi sau này đi làm về biến tần, mới biết được quả điện trở xả. Tìm hiểu thì mới biết được nó dùng để triệt tiêu dòng điện ngược trong trường hợp này.
Hihi, 14năm trước tớ cũng đã học và đọc trong 1 quyển sách xuất bản năm 1961 những điều đó.
Khi động cơ trở thành máy phát, nó nhận cơ năng trên trục và chuyển thành điện năng. Nếu không có đường cho dòng năng lượng này chảy về lưới thì phải dùng điện trở để tiêu tán nó đi, không nó lại sinh chuyện.
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2023 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 11:37 AM.
Đã có hơn 2 triệu người bán lựa chọn Mỹ làm thị trường khởi đầu khi kinh doanh trên Amazon. Amazon hỗ trợ các doanh nghiệp trên toàn thế giới phát triển kinh doanh toàn cầu dù họ ở bất kỳ đâu, tiếp...
Dễ dàng chinh phục thị trường bắc mỹ khi kinh doanh trên amazon