Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Đấu nối động cơ 2 cấp tốc độ.

    Các bác cho mình hỏi 1 vấn đề này với:
    Mình có 1 động cơ 2 cấp tốc độ khác nhau, 06 đầu dây ra, 2 cuộn đều nối sao.
    Khi chạy tốc độ 1 thì nối với cuộn số 01,
    Khi chạy với tốc độ 2 thì nối với cuộn số 02.
    Vấn đề mình muốn hỏi là liệu mình có thể đấu song song 02 cuộn dây để chạy động cơ được ko ? Có gây hư hỏng động cơ không ?
    Và tại sao chạy ở tốc độ thấp nó lại nóng hơn tốc độ cao.
    Tại sao trong mạch thiết kế của nó, có 1 pha của 2 cuộn lại luôn nối với nhau, khi thay đổi tốc độ thì nó chỉ thay đổi 2 pha còn lại của mỗi cuộn ?

    Cảm ơn các bác nhiều.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    1
    Trích dẫn Gửi bởi Herodark
    Các bác cho mình hỏi 1 vấn đề này với:
    Mình có 1 động cơ 2 cấp tốc độ khác nhau, 06 đầu dây ra, 2 cuộn đều nối sao.
    Khi chạy tốc độ 1 thì nối với cuộn số 01,
    Khi chạy với tốc độ 2 thì nối với cuộn số 02.
    Vấn đề mình muốn hỏi là liệu mình có thể đấu song song 02 cuộn dây để chạy động cơ được ko ? Có gây hư hỏng động cơ không ?
    Và tại sao chạy ở tốc độ thấp nó lại nóng hơn tốc độ cao.
    Tại sao trong mạch thiết kế của nó, có 1 pha của 2 cuộn lại luôn nối với nhau, khi thay đổi tốc độ thì nó chỉ thay đổi 2 pha còn lại của mỗi cuộn ?

    Cảm ơn các bác nhiều.
    Bạn không post sơ đồ lên nhưng nói vậy là tớ đã hiểu bởi bọn tớ có dùng một số động cơ như của bạn.
    Thực chất đó là 2 động cơ riêng biệt về dây quấn sử dụng chung mạch từ. Nếu đấu song song 2 cái lại thì vẫn chạy được động cơ nhưng không giải quyết lợi ích nào hết mà chỉ có hại cho động cơ bởi đó hoàn toàn không phải là ý đồ của các nhà thiết kế.
    Chạy ở tốc độ thấp nóng hơn là vì mạch từ stator được thiết kế cho tốc độ cao, từ trở lớn nên khi chạy tốc độ thấp thì tổn hao sắt từ chiếm đáng kể. Hơn nữa động cơ được giải nhiệt bằng cánh gắn đồng trục ro-to nên ở tốc độ thấp thì khả năng giải nhiệt giảm mạnh.
    2 động cơ này cũng dùng chung phanh điện từ nên để đảm bảo cuộn phanh được cấp điện trong cả 2 trường hợp thì người ta phải thiết kế như vậy; bạn nghiên cứu kỹ bản vẽ về chúng sẽ thấy.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    có phải bạn đang nói tới cẩu trục 2 tốc độ của nhật ko? con này 48 khe chạy 2 tốc 700 và 1400 con này khó xủ lý đấy vì nhà thiết kế nguyên bản chạy diện 200v muốn chạy điên 380v thì dòng rất cao nên dc rất nóng.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi yakhont
    Bạn không post sơ đồ lên nhưng nói vậy là tớ đã hiểu bởi bọn tớ có dùng một số động cơ như của bạn.
    Thực chất đó là 2 động cơ riêng biệt về dây quấn sử dụng chung mạch từ. Nếu đấu song song 2 cái lại thì vẫn chạy được động cơ nhưng không giải quyết lợi ích nào hết mà chỉ có hại cho động cơ bởi đó hoàn toàn không phải là ý đồ của các nhà thiết kế.
    Chạy ở tốc độ thấp nóng hơn là vì mạch từ stator được thiết kế cho tốc độ cao, từ trở lớn nên khi chạy tốc độ thấp thì tổn hao sắt từ chiếm đáng kể. Hơn nữa động cơ được giải nhiệt bằng cánh gắn đồng trục ro-to nên ở tốc độ thấp thì khả năng giải nhiệt giảm mạnh.
    2 động cơ này cũng dùng chung phanh điện từ nên để đảm bảo cuộn phanh được cấp điện trong cả 2 trường hợp thì người ta phải thiết kế như vậy; bạn nghiên cứu kỹ bản vẽ về chúng sẽ thấy.
    Đấu song song [IMG]images/smilies/yoyo70.gif[/IMG] em nghich rồi ( cách đây mấy năm) [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG] động cơ rú như máy bay phản lực [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG] nóng ran. Nếu để đủ nhiệt độ phá cách điện cháy là cái chắc . [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] Cơ mà tiếc là chưa đo được tốc độ thực tế lúc đó nó nằm ở quãng nào [IMG]images/smilies/13.gif[/IMG]
    U1, V1, W1 - U2, V2, W2 cùng đấu chung pha U1,2 chẳng hạn, ngoài dùng cấp nguồn cho phanh ở hai chế độ còn tiết kiệm được một dây đấy chứ các pác.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Trích dẫn Gửi bởi 2012
    Đấu song song [IMG]images/smilies/yoyo70.gif[/IMG] em nghich rồi ( cách đây mấy năm) [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG] động cơ rú như máy bay phản lực [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG] nóng ran. Nếu để đủ nhiệt độ phá cách điện cháy là cái chắc . [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] Cơ mà tiếc là chưa đo được tốc độ thực tế lúc đó nó nằm ở quãng nào [IMG]images/smilies/13.gif[/IMG]
    U1, V1, W1 - U2, V2, W2 cùng đấu chung pha U1,2 chẳng hạn, ngoài dùng cấp nguồn cho phanh ở hai chế độ còn tiết kiệm được một dây đấy chứ các pác.
    Hehe vậy ra QL đã thử à, tôi thì chưa thử vì như đã nói thử vậy cũng chỉ là vì tò mò thôi. Thiết nghĩ, nhập 2 thành 1 thì trong số 3 kiểu: (U1-U2/ V1-V2/ W1-W2); (U1-V2/ V1-W2/ W1-U2) và (U1-W2/ V1-U2/ W1-V2) sẽ có kiểu động cơ chạy êm hơn 2012 mô tả với tốc độ rẩt thấp. Tuy vậy thì nó vẫn có hại cho động cơ.
    Chỗ tiết kiệm dây thì thấy họ không màng(vẫn dùng 2 cáp sợi 4G) mà vì đấu như vậy nên họ dùng CTT 4cực, 2NC và 2NO các bạn ạ.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Trích dẫn Gửi bởi yakhont
    Hehe vậy ra QL đã thử à, tôi thì chưa thử vì như đã nói thử vậy cũng chỉ là vì tò mò thôi. Thiết nghĩ, nhập 2 thành 1 thì trong số 3 kiểu: (U1-U2/ V1-V2/ W1-W2); (U1-V2/ V1-W2/ W1-U2) và (U1-W2/ V1-U2/ W1-V2) sẽ có kiểu động cơ chạy êm hơn 2012 mô tả với tốc độ rẩt thấp. Tuy vậy thì nó vẫn có hại cho động cơ.
    Chỗ tiết kiệm dây thì thấy họ không màng(vẫn dùng 2 cáp sợi 4G) mà vì đấu như vậy nên họ dùng CTT 4cực, 2NC và 2NO các bạn ạ.
    Trong 3 trường hợp trên có 2/3 là có từ trường ngược nhau. Trường hợp này có thể coi như đấu sai, ngược đầu cuộn dây ở động cơ một tốc độ. lúc này thằng kéo đi thằng đẩy lại ( động cơ quay theo chiều tốc độ nhanh vì thằng này công suất lớn hơn, khỏe hơn )dòng điện của tất cả các pha tăng > sinh nhiệt > hỏng cách điện> thế là toi. Trường hợp còn lại từ trường cùng chiều nhưng không đồng tốc, theo cảm nhận của em lúc đó động cơ không đạt tốc độ định mức của tốc độ cao vì từ trường của thằng tốc độ thấp ghì lại ( nó không chống đối nhưng không theo được nên kéo lại ý mà) cả 3 trường hợp động cơ đều rú [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
    Kết luận ( Theo ý kiến cá nhân thôi ) không thể đấu song song 02 cuộn dây để chạy được ạ vì nó gây hỏng động cơ nguyên nhân như trên.
    CTT 4cực, 2NC và 2NO chỗ em toàn dùng hàng 42V nên khó mua ( có mua được cũng là hàng quấn lại) toàn chơi 2 CTT thường khi thay thế.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cùng cả hai anh em , xin chia sẻ một chút . 2 tốc độ ta có 2p = 4 & 2p = 6 . Về phương diên toán học ta có P* = 2 & P** = 3 . Hai số 4 & 6 có USCLN là 2 , BSCNN là 12 . Như vậy chúng sẽ có những quận dây chung nhau trong thiết kế và là cơ sở chỉ đạo cho việc thi công quận dây bên trong động cơ (liên quan đến chiều dây quấn và việc đấu nối các tổ bối dây ). Việc nối là qui định bắt buộc - Coi như là không được phép sai . Động cơ mà công suât tầm 20 kW trở lên : Đứt lèo liền .Không nên lý luận : (động cơ quay theo chiều tốc độ nhanh vì thằng này công suất lớn hơn, khỏe hơn ) . Không đưa lý luận trần trụi của cuộc sống vào kĩ thuật được . Mong mọi người bớt nóng đi , không anh em thợ quấn mô tơ chúng tôi buồn lắm đấy ạ

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2023 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 10:26 AM.