Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 56
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2

    Giúp đỡ mạch hãm động năng động cơ 3 pha

    Chào mọi người
    Mình có một tủ điện điêu khiển bị cháy, bây giờ làm lại tủ mới, những chức năng khác thì không sao nhưng phần mạch hãm động năng động cơ mình không biết mắc ntn cả. Động cơ của mình là 375W, các thiết bị mạch hãm bao gồm: 1 tụ điện và 2 diode 6A10 có thông số như hình, một điện trở hiện tại đo được là 100ohm, nguồn xoay chiều sử dụng là 220V. Hai diode bây giờ đang đấu nối tiếp với nhau tức catot diode 1 đấu với anod diode 2, anod diode 1 đấu với một đầu điện trở.


    Bác nào biết giúp em với ạ[IMG]images/smilies/02.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi nthgiang2010
    Chào mọi người
    Mình có một tủ điện điêu khiển bị cháy, bây giờ làm lại tủ mới, những chức năng khác thì không sao nhưng phần mạch hãm động năng động cơ mình không biết mắc ntn cả. Động cơ của mình là 375W, các thiết bị mạch hãm bao gồm: 1 tụ điện và 2 diode 6A10 có thông số như hình, một điện trở hiện tại đo được là 100ohm, nguồn xoay chiều sử dụng là 220V. Hai diode bây giờ đang đấu nối tiếp với nhau tức catot diode 1 đấu với anod diode 2, anod diode 1 đấu với một đầu điện trở.


    Bác nào biết giúp em với ạ[IMG]images/smilies/02.gif[/IMG]
    Nhìn thấy cái tụ 1 chiều 4700..., động cơ 375W nên tôi nhận định:
    Khi động cơ bắt đầu làm việc, tụ được nạp thông qua đi-ốt và điện trở(định dòng nạp cho tụ). Khi động cơ dừng, tụ phóng năng lượng qua cuộn dây động cơ tạo từ trường 1 chiều có tác dụng hãm động cơ.
    Nếu như thế thì mạch khả năng không cần timer như QL trinhhadem nói. CTT cấp nguồn cho cả động cơ và phần nạp tụ. Tụ được phóng thông qua tiếp điểm NC của CTT đã nói.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Trích dẫn Gửi bởi yakhont
    Nhìn thấy cái tụ 1 chiều 4700..., động cơ 375W nên tôi nhận định:
    Khi động cơ bắt đầu làm việc, tụ được nạp thông qua đi-ốt và điện trở(định dòng nạp cho tụ). Khi động cơ dừng, tụ phóng năng lượng qua cuộn dây động cơ tạo từ trường 1 chiều có tác dụng hãm động cơ.
    Nếu như thế thì mạch khả năng không cần timer như QL trinhhadem nói. CTT cấp nguồn cho cả động cơ và phần nạp tụ. Tụ được phóng thông qua tiếp điểm NC của CTT đã nói.
    Bác vẽ mạch thử coi. Nếu diod nạp điện cho tụ(tụ hóa) sau đó nếu mất điện tụ sẽ phóng điện, và phóng đi đâu vì diod đã ngược chiều.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    nó phóng điện vào 2 trong 3 pha của động cơ thông qua tiếp điểm NC của contactor chứ đi đâu hả bạn ? yakhont nói rõ lắm rồi mà. vì cái tụ đó là tụ 1 chiều mà , kho động cơ hoạt động dòng xoay chiều đi qua diode sẽ thành 1 chiều và nạp vào tụ . theo mình họ đấu thế này vì để tiết kiệm được 1 contactor và 1 timer nữa thôi chứ ko an toàn bằng thêm 1 contactor và 1 timer nữa .vì tiếp điểm phụ NC của contactor rất dễ gặp sự cố

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Trích dẫn Gửi bởi trinhhadem
    nó phóng điện vào 2 trong 3 pha của động cơ thông qua tiếp điểm NC của contactor chứ đi đâu hả bạn ? yakhont nói rõ lắm rồi mà. vì cái tụ đó là tụ 1 chiều mà , kho động cơ hoạt động dòng xoay chiều đi qua diode sẽ thành 1 chiều và nạp vào tụ . theo mình họ đấu thế này vì để tiết kiệm được 1 contactor và 1 timer nữa thôi chứ ko an toàn bằng thêm 1 contactor và 1 timer nữa .vì tiếp điểm phụ NC của contactor rất dễ gặp sự cố
    Mình cũng chưa gặp mạch này bao giờ, trường hợp này tụ chỉ tích một năng lượng trong một thời gian ngắn không chắc đã đủ năng lượng ngắt động cơ.
    Vẽ thử coi.
    [IMG]http://data.************/photo/up/aa8759a08959e87df99d921fd9db7e48.png[/IMG]
    Các bác có ý kiến gì về mạch này.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Mạch làm gì các bạn ơi ! Những con động cơ tầm 4,5 kw trở lên đến 7,5 kw . Nhà mình đấu 2 dây tụ khởi động . Khi ngừng cấp nguòn , dí 2 đầu tụ vào 2 đầu dây dùng khởi động : Nghe cái Rèo ! Mô tợ đứng khự , cái ni có 370 w , nói như yakhont là ok .

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    24
    hãm động năng bằng dòng DC12v bạn à đưa dòng 12v vào 1 trong 3pha la ok

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    21
    Trích dẫn Gửi bởi nikden
    Mình cũng chưa gặp mạch này bao giờ, trường hợp này tụ chỉ tích một năng lượng trong một thời gian ngắn không chắc đã đủ năng lượng ngắt động cơ.
    Vẽ thử coi.
    [IMG]http://data.************/photo/up/aa8759a08959e87df99d921fd9db7e48.png[/IMG]
    Các bác có ý kiến gì về mạch này.
    nikden thân mến! Tớ viết bài đôi khi thiếu ý chứ ít khi viết thừa lắm, mong bạn đọc kỹ.
    Tớ bảo rồi, dựa vào thông tin 375W và 4700microF nên đưa ra nhận định như vậy cho chủ thớt. Còn việc chắc đã đủ hay không hay đủ hãm đến mức độ nào thì khi nào bạn gặp thực tế bạn sẽ rõ.
    Mạch bạn vẽ mình cũng chưa gặp, bởi thực tế người ta cho tụ phóng trực tiếp vào cuộn dây động cơ, chứ còn qua R đấy nữa thì có mà hãm bằng cái.....thừng.
    Tớ cũng như bạn, không phải là "sách giáo khoa" nên có nhiều cái mình chưa gặp không có nghĩa là không có.
    Thân!

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi nikden
    Mình cũng chưa gặp mạch này bao giờ, trường hợp này tụ chỉ tích một năng lượng trong một thời gian ngắn không chắc đã đủ năng lượng ngắt động cơ.
    Vẽ thử coi.
    [IMG]http://data.************/photo/up/aa8759a08959e87df99d921fd9db7e48.png[/IMG]
    Các bác có ý kiến gì về mạch này.
    bạn vẽ như vậy thì con điện trở nó xã hết tụ thì hãm làm sao được chứ ? trở lại vấn đề của chủ thớt là mọi người giải thích như vậy bạn còn vấn đề gì ko sao lặng mất tiêu rồi ?[IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Trước hết rất cám ơn các Bác đã trợ giúp em nhiệt tình.
    Như ngay cái tiêu đề topic thì em cũng đoán ra là nó hãm động năng tức đưa nguồn một chiều vào 2 trong 3 pha rồi nhưng rất không chắc phần mắc mạch sao cho đúng. Và đúng là nó không sử dụng timer định thời gian hãm gì cả và em thấy như bác yakhont nói là đúng ý đồ của mạch.
    Vấn đề 1
    Em vẽ vội lại mạch điện còn xót lại như hình dưới (bỏ qua những thứ khác em chỉ vẽ phần mạch hãm thôi):

    Điện trở và diode hiện trạng đang mắc như hình và hai dây đi tới cụm này là 3 và 17. Các bác giúp em cách mắc với, nếu mắc A với 3, D với B với 17 thì có ổn không và con điện trở có tác dụng gì, nó giờ đo tới 100ohm.
    Khi lựa chọn chức năng hãm thì bật công tắc CS sang On nối 46 với N, MS1 là contactor đóng nguồn cho động cơ
    Vấn đề 2:
    Theo như các Bác nói thì cách này cũng không tốt lắm. Vậy nếu bây giờ em độ lại mạch điều khiển để khi ngắt nguồn 3 pha vào động cơ thì đóng nguồn 24VDC vào 2 pha của động cơ và sử dụng timer để cài đặt thời gian đóng nguồn một chiều phù hợp. Nguồn 24VDC em sẽ lấy từ bộ nguồn Meanwell 24VDC, dòng 10A. Phương án này có ổn không và có cần sử dụng thêm thiết bị gì khác nữa không?
    Cám ơn các Bác

 

 
Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2023 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 01:43 PM.